SUY TUYẾN GIÁP Ở NGƯỜI LỚN

[toc]

TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN BỆNH:

  PHÙ NIÊM TỰ PHÁT Ở NGƯỜI LỚN: Bệnh thường không được chẩn đoán:

  • Mô bị ngấm, ít lông, sợ lạnh, các triệu chứng này không phải bao giờ cũng rõ rệt;
  • Chậm chạp trong hoạt động và chậm chạp trong suy nghĩ, có thể lầm với tình trạng trầm cảm (nhưng giọng nói thay đổi).
  • Đôi khi bối cảnh hàng đầu là bệnh to đại tràng, rối loạn của bệnh cơ, tim to;
  • Khi có chút gì nghi ngờ:

. Ghi phản xạ đồ Achille,

. Định lượng cholesterol trong máu,

. Thăm dò chức năng tuyến giáp,

. Định lượng FT3, FT4, và TSH siêu nhạy.

suy tuyến giáp

  SUY TUYẾN GIÁP TRONG SUY TUYẾN YÊN TOÀN BỘ, cần tìm: u tuyến yên, u sọ hầu, hội chứng Sheehan.

Có suy tuyến thượng thận kèm theo thì không nên cho bệnh nhân dùng đơn độc hormon tuyến giáp.

  SUY TUYẾN GIÁP SAU KHI CẮT BỎ TUYẾN GIÁP, HOẶC XẢY RA SAU KHI ĐIỀU TRỊ TĂNG NĂNG TUYẾN GIÁP BẰNG IOD PHÓNG XẠ:

  • Bệnh xảy ra sớm do sử dụng quá liều;
  • Hoặc xảy ra muộn (10 năm) cho dù trước kia không sử dụng quá liều.

  GIAI ĐOẠN GIẢM NĂNG TUYẾN GIÁP TRONG TIÊN TRÌNH VIÊM TUYẾN GIÁP BÁN CẤP.

  SUY TUYẾN GIÁP NGUYÊN NHÂN DO THUỐC.

Luôn luôn nghĩ đến khi bệnh nhân đã dùng qua chất iod cho dù đã rất lâu trước kia:

  • Lipiodol tiêm bắp đề trị bệnh ở hệ hô hấp, thấp khớp, vữa động mạch (nay không còn sử dụng);
  • Chất cản quang sử dụng trong X-quang (chụp túi mật, tử cung, hệ bạch huyết, đường niệu);
  • Thuốc iod sát khuẩn ở ruột: Direxiode Mexaforme;
  • Aminodaron (Cordarone)ỉ
  • Benziodaron (Amplivix);
  • Colchicin (Colchimax).

Quá tải chất iod (có thể gây ra tăng năng tuyến giáp ở một số người) kéo theo giảm năng tuyến giáp lờ mờ nhưng dai dẵng đưa đến nguy cơ không được chẩn đoán (to đại tràng, thoát vị hoành, lưỡi to, thiếu máu, tim to, điện tâm đồ phẳng đôi chút). Hơn thế nữa các bệnh nhân thường bị viêm động mạch vành.

Các loại thuốc khác có thể gây ra bướu giáp có hoặc không có giảm năng tuyến giáp:

. Lithium;

. Sulfamid trị bệnh đái tháo đường;

. Phenylbutazon;

. Ethionamid.

Giảm năng tuyến giáp có thề không được chẩn đoán cho đến khi xảy ra hôn mê phù niêm kèm với giảm nhiệt nặng;

suy tuyến giáp

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.


Leave a Comment

Scroll to Top