BẠN ĐÃ BIẾT NHỊP TIM BÌNH THƯỜNG LÀ BAO NHIÊU?

Nhịp tim là một trong những “dấu hiệu sinh tồn” – những chỉ dấu quan trọng của sức khỏe cơ thể. Nó đo số lần tim đập – co bóp – trong mỗi phút.

Tốc độ của nhịp tim thay đổi tùy theo hoạt động thể chất, khi gặp nguy hiểm hay đang ở nơi an toàn và những đáp ứng về cảm xúc. Nhịp tim lúc nghỉ ngơi là thuật ngữ để chỉ tần số tim đập khi một người thư giãn.

Dù nhịp tim bình thường không đảm bảo rằng người đó không có những vấn đề về sức khỏe, nó là một dấu chỉ hữu ích để nhận diện một loại những vấn đề sức khỏe.

  • Nhịp tim dùng để chỉ số lần tim đập trong mỗi phút.
  • Sau 10 tuổi, nhịp tim nên dao động từ 60 – 100 lần/phút khi một người nghỉ ngơi.
  • Tim sẽ đập nhanh hơn khi tập thể dục. Nhịp tim tối đa nên có ở một cá nhân phụ thuộc vào tuổi của người đó.
  • Không chỉ có tốc độ đập của tim là quan trọng. Nhịp điệu của nhịp tim cũng cần được chú ý đến, nhịp tim không đều có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
  • Hằng năm có rất nhiều ca tử vong do bệnh tim mạch. Theo dõi nhịp tim của bạn có thể ngăn chặn những biến chứng tim mạch có thể gây tử vong.

tim

2. Nhịp tim là gì?

Tim là một cơ quan chứa nhiều cơ nằm ở giữa ngực. Khi đập, tim bơm máu chứa oxy và chất dinh dưỡng quanh cơ thể và đưa những chất thải quay trở lại.

Một trái tim khỏe mạnh cung cấp cho cơ thể vừa đủ lượng máu ở tần suất phù hợp đối với mức độ hoạt động của cơ thể theo từng thời điểm.

Ví dụ, khi sợ hãi hay bị bất ngờ, cơ thể tự động tiết ra adrenaline, một hormone, khiến tim đập nhanh hơn. Điều này chuẩn bị để cơ thể dùng nhiều oxy và năng lượng hơn để chạy trốn hay đối đầu với mối nguy có thể xảy ra.

nhịp tim

3. Mạch là gì?

Mạch thường bị nhầm lẫm với nhịp tim nhưng thay vào đó, mạch là khái niệm dùng để chỉ số lần động mạch giãn ra và co lại đáp ứng lại với hoạt động bơm của tim.

Tần số mạch bằng đúng với nhịp tim, do sự co bóp của tim làm tăng áp lực máu trong động mạch gây ra những nhịp mạch có thể bắt được. Vì thể, bắt mạch là một phương pháp trực tiếp để do nhịp tim.

đo mạch

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ Khám bệnh tại nhà của trung tâm Bác sĩ gia đình tại đây: Khám bệnh tại nhà.

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.

4. Nhịp tim khi nghỉ ngơi:

Việc xác định nhịp tim của bạn có nằm trong giới hạn bình thường không rất quan trọng. Nếu có bệnh lý hay tổn thương ở tim, cơ quan này sẽ không nhận đủ máu để hoạt động bình thường.

Khi một đứa trẻ dần đến tuổi vị thành niên, nhịp tim của nó chậm dần.

Nhịp tim khi nghỉ ngơi bình thường ở người trưởng thành trên 10 tuổi, bao gồm những người lớn tuổi, dao động trong khoảng 60-100 nhịp một phút.

Những vận động viên chuyên nghiệp có thể có nhịp tim khi nghỉ ngơi dưới 60 nhịp/phút, đôi khi có thể xuống đến 40 nhịp/phút.

Dưới đây là bảng nhịp tim khi nghỉ ngơi bình thường ở những lứa tuổi khác nhau:

Tuổi

Nhịp tim khi nghỉ ngơi (nhịp/phút)

Lên đến 1 tháng tuổi

70 đến 190

Từ 1 đến 11 tháng tuổi

80 đến 160

Từ 1 đến 2 tuổi

80 đến 130

Từ 3 đến 4 tuổi

80 đến 120

Từ 5 đến 6 tuổi

75 đến 115

Từ 7 đến 9 tuổi

70 đến 110

Trên 10 tuổi

60 đến 100

Nhịp tim bình thường khi nghỉ có thể dao động trong khoảng giá trị bình thường như bảng trên. Nó sẽ tăng đáp ứng với nhiều sự thay đổi, bao gồm tập thể dục, nhiệt dộ cơ thể, những thay đổi cảm xúc, thay đổi tư thế, như một thời gian ngắn sau khi đứng dậy nhanh.

5. Nhịp tim mong muốn khi luyện tập thể thao:

Nhịp tim sẽ tăng lên khi luyện tập thể thao.

Khi nhịp tim tăng lên do hoạt động thể chất, sự giảm dần của nhịp tim mong muốn khi luyện tập có thể xảy ra sau một thời gian. Điều này có nghĩa là tim bạn hoạt động ít hơn nhưng vẫn đưa được lượng chất dinh dưỡng và oxy cần thiết đến những nơi khác nhau của cơ thể, khiến hoạt động của tim hiệu quả hơn.

Hiệp hội tim mạch Mỹ chỉ ra rằng nhịp tim tối đa khi luyện tập nên vào khoảng 220 nhịp/phút trừ đi tuổi của người đó.

Vì cơ thể của mỗi người sẽ phản ứng với việc luyện tập một cách khác nhau, nhịp tim mong muốn được trình bày dưới dạng một khoảng giá trị.

Bảng dưới đây cho thấy nhịp tim phù hợp đối với một khoảng tuổi. Nhịp tim của một người nên nằm trong khoảng này khi luyện tập với cường độ khoảng 50-80%, hay còn được gọi là khi gắng sức:

Tuổi (năm)

Khoảng nhịp tim mong muốn khi gắng sức từ 50 đến 85% (nhịp/phút)

Nhịp tim trung bình khi gắng sức 100% (nhịp/phút)

20

100 đến 170

200

30

95 đến 162

190

35

93 đến 157

185

40

90 đến 153

180

45

88 đến 149

175

50

85 đến 145

170

55

83 đến 140

165

60

80 đến 136

160

65

78 đến 132

155

70

75 đến 128

150

6. Làm sao để đạt được nhịp tim mong muốn?

Luyện tập tim mạch nhắm tới việc giảm nhịp tim mong muốn khi luyện tập. Nhịp tim đích lý tưởng giảm dần theo tuổi. Chúng ta cũng nên ghi nhận nhịp tim tối đa, nó cho thấy khả năng tối đa của tim, và thường thấy được thông qua luyện tập cường độ cao.

Khi rèn luyện cơ thể, điều quan trọng là không tạo áp lực quá lớn lên tim. Tuy nhiên, con người cần tim đập nhanh hơn khi luyện tập để có thể cung cấp nhiều oxy và năng lượng hơn cho cơ thể.

Chúng ta nên luyện tập thường xuyên để đạt được nhịp tim mong muốn. Hiệp hội tim mạch Mỹ đưa ra những khuyến cáo dưới đây về lượng và mức độ luyện tập mỗi tuần:

Tập thể dục

Ví dụ

Phút

Mức độ thường xuyên

Số phút tổng cộng mỗi tuần

Thể dục nhịp điệu cường độ trung bình

Đi bộ, lớp aerobic

Ít nhất 30

5 ngày/tuần

Trên 150

Thể dục nhịp điệu cường độ nặng

Chạy bộ, lớp aerobic

Ít nhất 25

3 ngày/tuần

Trên 75

Tập luyện cơ cường độ trung bình tới nặng

Tập với tạ, tập lực

Chưa có dữ liệu

2 ngày/tuần

Chưa có số liệu

Thể dục nhịp điệu cường độ trung bình tới nặng

Những môn dùng bóng, đạp xe

Trung bình 40

3-4 ngày/tuần

Chưa có số liệu

Leave a Comment

Scroll to Top