CÁC TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
XƯƠNG GIÒN BẨM SINH:
- Ớ trẻ sơ sinh: “loạn dưỡng màng xương” Porak Durante;
- Về sau, bệnh Lobstein, hoặc “xương thủy tinh” (bệnh xương giòn, bệnh tạo xương bất toàn) kèm với năng tĩnh nhão ở dây chằng, xương mảnh khảnh, củng mạc màu xanh, sọ rộng “có bờ”, đôi khi điếc.
- Bệnh xương hóa đá hoặc bệnh xương đá cẩm thạch Albers – Schonberg.
Ở TRẺ EM VÀ THANH NIÊN: gãy xương tự phát có thể phát hiện: . Sarcom xương,
. Viêm xương tủy mạn;
. U nang ở xương,
. U sụn,
. U hạt ưa eosin (đốt sống lụn nén xuống).
NHUYỄN XƯƠNG: Xương không gãy hoàn toàn mà “giả gãy xương” đó là vân Looser – Milkmann: Vân mất calci thẳng đứng hoặc nghiêng đối với mặt xương hình thẳng hoặc ngoằn ngoèo, thường là đối xứng các vân này nằm trên cổ xương cánh tay và cổ xương đùi, ở các nhánh xương mu, xương sườn, bờ nách của xương bả vai.
- Trong bệnh còi xương của trẻ em, có thể gặp gãy xương cành tươi.
LOÃNG XƯƠNG: Xương sườn, cổ xương đùi, nhất là gãy do lụn nén thân đốt sống (nhất là loãng xương trong tăng năng vỏ thượng thận).
TẢNG NÀNG TUYẾN CẬN GIÁP (tăng calci – huyết, giảm phospho – huyết; gãy các xương dài và đốt sống, nhiều nơi khám phá được nhờ chụp X-quang; (trong bệnh Paget, gãy xương hiếm thấy và không hoàn toàn, ở xương đùi, xương chày).
DI CĂN XƯƠNG: ung thư vú, thận, phổi, tuyến tiền liệt, tuyến giáp. Xương bị gãy, trên phim X-quang có hình biến chất rõ rệt.
BỆNH TABÈS: gãy xương không đau, thường có bệnh khớp kèm theo.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/
Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.