Là những cơn kịch phát gồm có:
- Dị cảm các đầu chi và vùng quanh miệng (kiến bò, chích chích);
- Cứng các chi hoặc cứng các đầu chi;
- Bàn tay co cứng và đau (bàn tay đỡ đẻ); bàn chân co cứng và đau; các ngón chân gập vô quá mức, đôi khi co cứng và đau lan rộng hơn;
- Tăng biên độ hô hấp rất nhiều;
- Lo âu, chảy nước mắt, đôi khi la lớn tiếng.
Kéo dài từ một vài phút đến một tiếng đồng hồ, bệnh nhân rất mệt sau khi lèn cơn.
1. NHẬN XÉT KHÁCH QUAN (có thể gặp trong khoảng cách giữa các cơn):
- Đầu chi giảm cảm giác;
- Rung cơ cục bộ;
- Dấu hiệu Chvostek;
- Nghiệm pháp garô (dấu hiệu Trousseau): bàn tay đỡ đẻ;
- Điện cơ đồ đặc trưng: vạch đôi, vạch ba, vạch kép.
TẠO LẠI CƠN BANG NGHIỆM PHAP GÂY TĂNG BIÊN ĐỘ HÔ HÂP (nếu làm nghiệm pháp này quá mức có thể gây ra cơn têtani ở người bình thường).
Trong một số thể bệnh, cơn đưa đến mất ý thức hoàn toàn hoặc không hoàn toàn, có thể xảy ra cơn co giật hoặc ngất; đôi khi xảy ra co cứng một đoạn chi kéo dài.
Cơn têtani xảy ra trong những trường hợp rất tản mát:
1. TÊTANI KÈM VỚI GIẢM CALCI – HUYẾT:
- Suy tuyến cận giáp (thí dụ như sau khi cắt bỏ tuyến giáp và tuyến cận giáp), kèm với giảm calci – huyết thật sự;
- Nhuyễn xương hoặc còi xương;
- Thời kỳ mang thai, thời kỳ cho con bú;
- Thiếu hấp thụ calci, tiêu chảy, phân mỡ, bệnh ở ruột non;
- Tryền máu có citrat.
2. TÊTANI VỚI NHIỄM KIỀM: Tình trạng nhiễm kiềm thường gây ra cơn têtani (thí dụ như nhiễm kiềm khí do nghiệm pháp tăng biên độ hô hấp);
- Sau khi ói mửa (hẹp môn vị), do thuốc lợi tiểu;
- Giảm kali – huyết, hội chứng Conn(1), bệnh do dùng thuốc nhuận trường.
3. TÊTANI VỚI CALCI – HUYẾT BÌNH THƯỜNG, TẠNG co GIẬT: CÓ thề biểu hiện bằng các cơn têtani diền hình hoặc tương đương, tất cả những trạng thái này rất khác nhau:
- Chỉ là dị cảm các đầu chi; vọp bẻ; thỉu;
- Tình trạng lo âu (đánh trống ngực, tim đập nhanh);
- Hồi hộp, thiếu không khí, có cảm giác hít vào không đủ hơi;
- Nhức đầu, chóng mặt;
- Đau bụng.
Thường là calci – huyết bình thường. Trên lâm sàng có dấu hiệu Chvostek, dấu hiệu Trousseau, nghiệm pháp gây tăng biên độ hô hấp; điện cơ đồ; vạch đôi hoặc vạch kép.
Tạng co giật xảy ra nhất là ở phụ nữ trẻ, và đặc biệt biểu hiện à thời kỳ kinh nguyệt hoặc khi bực tức.
4. TÊTANI “DO THẦN KINH” có thể gặp cơn têtani xảy ra đối xứng hai bên hoặc có khi xảy ra ở một bên trong một số thương tổn ở não;
- Bệnh não ở trẻ nhỏ;
- Viêm não cấp do virus;
- Chấn thương sọ não;
- Bệnh Fahr với vôi hóa trong nhân xám trung ương, dấu hiệu thần kinh khác nhau, có cơn co giật.
2. Ở TRẺ CÒN BÚ:
- Biểu hiện lâm sàng:
. Co cứng cổ tay – chân;
. Bĩu môi “mỏ cá chép”;
. Co thắt thanh quản; cơn ngưng thở;
. Cơn co giật toàn thân hoặc co giật nửa người.
- Khám:
. Dấu hiệu Chvostek;
. Dấu hiệu Weiss (góc ngoài hốc mắt);
. Dấu hiệu Lust (cổ xương mác).
- Điện tâm đồ: QT dài.
3. NGUYÊN NHÂN:
. Còi xương;
. Thiếu ánh nắng mặt trời;
. Suy tuyến cận giáp: bệnh não giảm calci – huyết.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/
Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.