TÁO BÓN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

[toc]

Bị táo bón nghĩa là thời gian đi đại tiện của bạn trở nên lâu hơn hoặc số lần đi đại tiện ít hơn bình thường. Hầu hết ai cũng đã từng bị táo bón vài lần trong đời.

Mặc dù nó không phải là một tình trạng nghiêm trọng, nhưng bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhiều nếu cơ thể của bạn quay trở lại bình thường như trước.

Số lần đi đại tiện thay đổi khác nhau giữa người với người. Vài người phải đi 3 lần trong ngày, một vài người khác chỉ một vài lần trong tuần.

Táo bón được định nghĩa là phân trở nên cứng và khô hơn, và số lần đi đại tiện ít hơn 3 lần trong một tuần.

táo bón

NGUYÊN NHÂN GÂY TÁO BÓN

Công việc chính của đại tràng là hấp thụ lại lượng nước còn lại trong thức ăn sau khi nó đã đi qua phần lớn hệ tiêu hóa của con người. Sau đó đại tràng sẽ tạo phân. Lớp cơ của đại tràng có nhiệm vụ co bóp để đẩy phân ra ngoài thông qua trực tràng. Nếu phân vẫn ở lại trong đại tràng mộ thời gian quá lâu, nó có thể trở nên cứng hơn và khó hơn để cơ đại tràng đẩy ra ngoài.

Ăn uống sai cách thường là nguyên nhân gây ra táo bón. Bữa ăn có nhiều chất xơ và uống đầy đủ nước rất cần thiết để giữ cho phân luôn mềm.

Những thực phẩm giàu chất xơ thường có trong thực vật. Chất xơ có 2 dạng là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chất xơ hòa tan có thể tan trong nước và tạo ra những chất mềm, giống gel khi đi qua hệ tiêu hóa. Chất xơ không hòa tan không được hấp thu và được giữ lại phần lớn cấu trúc khi đi qua hệ tiêu hóa. Cả 2 dạng chất xơ cùng tham gia vào hình thành phân, giúp tăng khối lượng và kích thước cũng như làm mềm phân, giúp phân dễ dàng đi qua trực tràng và thải ra ngoài hơn.

Stress, thay đổi thói quen, và những tình trạng khác làm giảm sự co thắt cơ đại tràng hoặc trì hoãn đại tiện làm cho phân ở trong đại tràng lâu hơn do đó đại tràng sẽ tiếp tục hấp thụ nước làm phân trở nên cứng hơn trước đó.

 

Những nguyên nhân thường gặp gây táo bón là:

  • Chế độ ăn ít chất xơ (đặc biệt là những bữa ăn có nhiều thịt, sữa hoặc phô mai)
  • Uống ít nước
  • Ít tập thể dục
  • Trì hoãn đi đại tiện
  • Đi du lịch hoặc thay đổi thói quen hằng ngày
  • Một số loại thuốc như thuốc kháng acid có hàm lượng cao canci, thuốc giảm đau.
  • Mang thai

Những bệnh nền gây táo bón kèm theo

Những bệnh sau đây là nguyên nhân gốc rễ gây nên tình trạng táo bón:

  • Một vài bệnh như: đột quỵ, bệnh Parkinson và tiểu đường
  • Những bệnh ở đại trạng hoặc trực tràng: tắc ruột, hội chứng ruột kích thích hoặc có túi thừa.
  • Dùng quá liều hoặc sai liều thuốc nhuận tràng
  • Những bệnh nội khoa như suy giáp.

TRIỆU CHỨNG CỦA TÁO BÓN

Như đã nói, mỗi người có số lần đi đại tiện bình thường khác nhau. Tuy nhiên, bạn có thể bị táo bón nếu như bạn có những biểu hiện triệu chứng sau đây:

  • Đi đại tiện ít hơn 3 lần trong một tuần
  • Mỗi lần đi rất khó khăn, có cảm giác phân khô và cứng
  • Mệt mỏi hoặc đau đơn sau mỗi lần đi
  • Vẫn còn cảm giác đầy bụng sau khi đi
  • Có cảm giác một khối gì đó chắn ngang ở trực tràngtáo bón

AI CÓ NGUY CƠ MẮC TÁO BÓN?

Ăn uống sai lầm và ít tập thể dục là yếu tố nguy cơ chính gây táo bón. Bạn cũng có thể có nguy cơ cao hơn nếu bạn:

  • Lớn hơn 65 tuổi: người lớn tuổi có xu hơn ít hoạt động thể chất, có nhiều bệnh nền và ăn uống ít hợp lý hơn.
  • Không rời khỏi giường được: những người thường mắc các bệnh khiến cho họ phải liên tục nằm trên giường, ví dụ như: chất thương cột sống, thường dẫn đến đại tiện khó khăn.
  • Phụ nữ hoặc trẻ em: phụ nữ mắc táo bón nhiều hơn đàn ông, và trẻ em bị nhiều hơn so với người trưởng thành.

Phụ nữ mang thai: hormon thay đổi và tác động nhiều đến hệ tiêu hóa do sự phát triển của đứa nhỏ, có thể dẫn đến táo bón.

CHẨN ĐOÁN TÁO BÓN NHƯ THẾ NÀO?

Nhiều người mắc táo bón thường chọn cách tự điều trị cho bản thân bằng cách thay đổi cách ăn uống, thường xuyên tập thể dục hơn hoặc sử dụng nhiều hơn thuốc nhuận tràng. Tuy nhiên, thuốc nhuận tràng không nên sử dụng nhiều hơn 2 tuần nếu không tham khảo ý kiến bác sĩ trước đó. Cơ thể của bạn có thể sẽ bị phụ thuộc vào thuốc nhiều hơn nhằm duy trì chức năng của đại tràng.

Bạn cần phải được chăm sóc y tế nếu như bạn có:

  • Táo bón kéo dài hơn 3 tuần
  • Có máu trong phân
  • Đau bụng
  • Cảm giác đau đơn mỗi lần đại tiện
  • Sụt cân
  • Thay đổi đột ngột thói quen đi đại tiện

Bác sĩ có thể hỏi vài câu hỏi về triệu chứng của bạn, tiền sử y khoa, thuốc đang uống hoặc là bệnh nền bạn đang mắc. Thăm khám lâm sàng có thể bao gồm cả thăm khám trực tràng và xét nghiệm máu nhằm kiểm tra số lượng tế bào máu, xét nghiệm điện giải và chức năng tuyến giáp.

Ở những trường hợp nặng hơn, những xét nghiệm khác có thể được chỉ định nhằm xác định nguyên nhân gây ra triệu chứng của bạn. Ví dụ: chụp đại tràng cảng quang, kiểm tra cơ vòng hậu môn, nội soi đại trực tràng,…

CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA TÁO BÓN

Thay đổi cách ăn uống và thường xuyên luyện tập thể thao là cách đơn giản nhất và nhanh nhất để điều trị và phòng ngừa táo bón. Bạn có thể làm theo những hướng dẫn sau:

  • Mỗi ngày uống từ 1,5 lít đến 2 lít nước lọc.
  • Hạn chế tiêu thụ rượu và café vì chúng gây mất nước cho cơ thể.
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như trái cây tươi và rau xanh, đậu, ngũ cốc, ngũ cốc nguyên cám. Một ngày bạn nên ăn từ 20-35gram chất xơ là đủ.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm ít chất xơ như: thịt, sữa, phô mai và những thực phẩm đã qua xử lý.
  • Dành ra trung bình khoảng 150 phút một tuần để tập thể dục, mục tiêu là ít nhất 30 phút một ngày và ít nhất 5 lần mỗi tuần. (cố gắng đi bộ, bơi lội hay đạp xe đạp)
  • Nếu bạn có nhu cầu đi đại tiện, hãy đi ngay, đừng trì hoãn nó.
  • Uống thực phẩm chức năng có hàm lượng chất xơ. Và phải nhớ rằng nên uống thêm một ít nước ép trái cây, bởi vì nó giúp chất xơ hoạt động hiệu quả hơn.
  • Sử dụng thuốc nhuận tràng. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nhuận tràng hoặc thuốc thụt tháo nhằm hỗ trợ phân mềm hơn. Đừng bao giờ sử dụng thuốc nhuận tràng hơn 2 tuần liên tục mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Sử dụng men vi sinh, như: yogurt.

Bác sĩ có thể ngừng một số thuốc gây ra táo bón. Một số bệnh nặng hơn của đại tràng và trực tràng cần phải thực hiện các thủ thuật thủ công nhằm làm sách đại tràng hoặc phải can thiệp phẫu thuật loại bỏ phần đại tràng gây ra bệnh.táo bón

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.

Leave a Comment

Scroll to Top