Sốt được mô tả là hiện tượng thân nhiệt tăng lên hơn mức bình thường. Sốt có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em.
Một đợt gia tăng thân nhiệt trong thời gian ngắn có thể giúp cơ thể của bạn chiến đấu lại với bệnh. Tuy nhiên, sốt cao có thể là triệu chứng của tình trạng nghiêm trọng, cần phải tìm đến chăm sóc y tế ngay lập tức.
BẠN CẦN ĐỂ Ý NHỮNG ĐIỀU GÌ
Nhận ra sốt có thể giúp bạn điều trị và theo dõi đúng cách. Nhiệt độ cơ thể vào khoảng 370C. Tuy nhiên, nhiệt độ cơ thể có thể giao động một ít giữa những người khác nhau.
Nhiệt độ cơ thể cũng có thể giao động theo thời gian trong ngày. Nó có xu hướng thấp hơn vào buổi sáng và cao hơn vào buổi chiều tối.
Yếu tố khác như chu kì kinh hoặc sau tập thể dục cường độ cao cũng có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể.
Để kiểm nhiệt độ của bạn hay con bạn, bạn có thể sử dụng nhiệt kế ngậm ở miệng, đặt hậu môn hoặc kẹp ở nách. Nhiệt kế ngậm ở miệng nên được đặt dưới lưỡi trong khoảng 3 phút.
Bạn cũng có thể sử dụng nhiệt kế ở miệng để sử dụng cho nách. Đơn giản là đặt nhiệt kế vào nách và kẹp cánh tay vào trong ngực, đợi từ 4 đến 5 phút trước khi rút nhiệt kế ra.
Về nhiệt kế ở hậu môn, bạn có thể sử dụng để đo nhiệt độ cơ thể của trẻ nhỏ
- Bôi một ít chất bôi trơn vào đầu của nhiệt kế
- Đặt bé nằm sấp và nhẹ nhàng đưa nhiệt kế khoảng 2,5cm vào trong hậu môn.
- Giữ đầu nhiệt kế và con của bạn trong ít nhất 3 phút.
Thông thường, bé sơ sinh bắt đầu sốt khi nhiệt độ của chúng lên cao hơn 380C. Một đứa trẻ có sốt khi nhiệt độ của chúng cao hơn 37,50C. Người lớn bắt đầu sốt khi nhiệt độ cao hơn 37,2 – 37,50C.
NGUYÊN NHÂN GÂY SỐT THƯỜNG GẶP
Sốt xảy ra khi một phần của não bộ phát tính hiệu xuống vùng dưới đồi, đưa điểm điều nhiệt của cơ thể lên. Một khi điều này xảy ra, bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi và mặc thêm nhiều lớp quần áo, hoặc bắt đầu run rẩy để đưa nhiệt độ cơ thể lên.
Có rất nhiều tình trạng khác nhau có thể kích hoạt nên sốt bao gồm
- Nhiễm trùng, bao gồm cúm và viêm phổi
- Một vài vắc-xin ngừa như bạch hầu hay uốn ván
- Mọc răng ở trẻ nhỏ
- Một sốt loại viêm như viêm khớp dạng thấp hay bệnh crohn
- Có cục máu đông
- Say nắng
- Nhiễm độc thức ăn
- Một vài loại thuốc bao gồm cả thuốc kháng sinh
Dựa vào nguyên nhân của sốt, một vài triệu chứng có thể kể đến bao gồm:
- Đổ mồ hôi
- Đau đầu
- Ê ẩm mình mẩy
- Chán ăn
- Run lẩy bẩy
- Yếu mệt
- Thiếu nước
ĐIỀU TRỊ SỐT TẠI NHÀ
Chăm sóc bệnh nhân sốt tại nhà phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sốt. Sốt với nhiệt độ không cao và không có triệu chứng nào khác thì không cần phải điều trị y tế. Uống nhiều nước và nghỉ ngơi là đủ để hạ sốt.
Khi sốt kết hợp với những triệu chứng mức độ nhẹ như cảm thấy khó chịu và khát nước, khi đó sẽ rất hữu ích nếu:
- Đảm bảo nhiệt độ phòng của người đang nghỉ ngơi thật dễ chịu.
- Tắm thường xuyên bằng nước ấm
- Uống acetaminophen hoăc ibuprofen
- Uống vừa đủ nước
KHI NÀO CẦN PHẢI ĐẾN BÁC SĨ
Cơn sốt mức độ nhẹ có thể được điều trị tại nhà. Ở một vài tình huống, cơn sốt có thể là một triệu chứng của một tình trạng y khoa nghiêm trọng, cần phải điều trị nhanh chóng.
Bạn nên đưa bé sơ sinh đến bác sĩ nếu chúng có
- Nhỏ hơn 3 tháng tuổi và nhiệt độ cơ thể cao hơn 380C
- Giữa 3 tháng – 6 tháng tuổi và nhiệt độ cơ thể cao hơn 38,90C, và có vẻ như bé kích thích, thờ ơ và không thoải mái
- Giữa 6 tháng – 24 tháng tuổi và có nhiệt độ cao hơn 38,90C kéo dài từ 1 ngày trở lên
Bạn nên đưa đứa trẻ đến bác sĩ nếu chúng có
- Nhiệt độ cơ thể cao hơn 390C
- Sốt nhiều hơn 3 ngày liền
- Bé nhìn bạn với ánh mắt mệt mỏi
- Trông có vẻ bồn chồn không yên
- Vừa tiêm phòng một hoặc nhiều mủi.
- Bị bệnh nặng hoặc hệ miễn dịch bị tổn thương
- Vừa trở về từ một nước đang phát triển
Bạn nên đến bác sĩ nếu bạn có
- Nhiệt độ cơ thể cao hơn 39,40C
- Sốt nhiều hơn 3 ngày liền
- Bị bệnh nặng hoặc hệ miễn dịch bị tổn thương
- Vừa trở về từ một nước đang phát triển
Bạn hoặc con bạn nên đến bác sĩ càng sớm càng tốt nếu sốt đi kèm theo bất kì một triệu chừng nào sau:
- Đau đầu dữ dội
- Sưng hầu họng
- Phát ban, đặc biệt nếu ban ngày càng nặng
- Nhạy cảm với ánh sáng
- Cứng cổ và đau cổ
- Ói dai dẳng
- Thờ ơ hoặc kích thích
- Đau bụng
- Đau khi đi tiểu
- Mỏi cơ
- Khó thở hoặc đau ngực
- Lú lẩn
KHI NÀO SỐT LÀ MỘT CẤP CỨU Y KHOA
Đến trung tâm cấp cứu y tế gần nhất hoặc gọi 115 nếu bạn hoặc con bạn có biểu hiện của một trong những triệu chứng sau
- Lú lẩn
- Không thể bước đi được
- Khó thở
- Đau ngực
- Co giật
- Ảo giác
- Khóc liên tục ( ở trẻ nhỏ)
PHÒNG NGỪA
Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân nhiễm khuẩn là một trong những cách hay nhất để phòng ngừa sốt. Tác nhân nhiễm khuẩn thường gây ra tăng nhiệt độ cơ thể. Dưới đây là một vài mẹo giúp bạn có thể hạn chế tiếp xúc
- Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi toilet, và sau khi đến nơi đông người
- Hướng dẫn con bạn rửa tay đúng cách. Hướng dẫn chúng rửa mặt trước và mặt sau của tay bằng xà phòng dưới nước ấm
- Mang theo bằng dung dịch sát khuẩn tay. Chúng có thể rất có ích nếu như bạn không có xà phòng và nước.
- Trách chạm vào mũi, miệng hay mắt. Đó là cách hạn chế virus và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây ra nhiễm trùng
- Che miệng lại mỗi khi ho và che mũi mỗi khi hắt xì. Dạy đứa nhỏ của bạn làm điều tương tự như thế
- Tránh uống chung ly, ăn chung muỗng đũa với người khác
Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/
Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.