Trong một ngày, tùy theo nhiều yếu tố khác nhau, lượng được trong máu sẽ thay đổi – tăng hoặc giảm. Đây là sinh lý bình thường. Nếu nó thay đổi trong một mức độ nhất định thì điều này không có gì để bàn. Nhưng nếu nó xuống thấp hơn mức bình thường và không được chữa trị, nó có thể trở nên nguy hiểm.
Hạ đường huyết là khi mức đường huyết hạ thấp đến mức (thường là thấp hơn 70mg/dl) bạn cần phải làm một điều gì đó để đưa mức đường huyết trở lại mức mục tiêu. Tuy nhiên, hãy hỏi ý kiến bác sĩ nội tiết về mức đường mục tiêu của bạn, và mức đường nào là quá thấp đối với bản thân bạn.
Hạ đường huyết cũng có thể được gọi là phản ứng insulin hoặc sốc insulin.
Mồi người có phản ứng khác nhau với mức đường máu thấp. Hãy tìm hiểu kĩ triệu chứng của bạn khi mức đường trong máu của bạn thấp. Dành ra thời gian để viết ra những triệu chứng có thể giúp bạn biết được những triệu chứng nào sẽ sảy ra khi mức đường máu thấp. Từ mức nhẹ hơn, những triệu chứng thường gặp đến nặng nhất. Những triệu chứng đó có thể bao gồm:
- Run tay chân
- Thấy lo lắng
- Đổ mồ hôi, mệt mỏi
- Khó chịu hoặc thiếu kiên nhẫn
- Lú lẩn
- Nhịp tim nhanh hơn
- Chóng mặt
- Đói bụng
- Buồn nôn
- Xanh xao
- Cảm thấy yếu ớt hoặc thiếu năng lương
- Tầm nhìn kém đi
- Ù tai, tê môi, lưỡi hay má
- Nhức đầu
- Phối hợp các động tác vụng về
- Co giật
- Mơ thấy ác mộng hay khóc trong lúc ngủ
Cách chắc chắn nhất để biết bạn đang bị hạ đường huyết là kiểm ra mức đường trong máu nếu được. Nếu bạn đang có những triệu chứng này và bạn không thể kiểm tra đường trong máu vì bất cứ lý do gì, hãy cứ điều trị như hạ đường huyết.
Mức đường máu thấp khởi khích tiết ra epinephrine, hormon chiến đấu hay bỏ thạy. Epinephrine gây ra triệu chứng của hạ đường như đổ mồ hôi, lo lắng, tim đập mạnh, ù tai.
Nếu đường trong máu tiếp tục giảm, não sẽ không nhận đủ glucose và ngừng hoạt động như bình thường. Điều này có thể dẫn đến hoa mắt, tập trung khó khăn, suy nghĩ nhầm lẫn, nói lắp, tê tay chân và uể oải. Nếu mức đường huyết cứ duy trì ở mức thấp, não trở nên “đói” glucose và có thể dẫn đến có giật, hôn mê và rất nguy hiểm tính mạng.
ĐIỀU TRỊ – NGUYÊN TẮC 15-15.
Nguyên tắc 15-15 – ăn 15gram carbohydrate (carbs) để làm tăng mức đường huyết lên và kiểm tra lại sao 15 phút. Nếu mức đường vẫn dưới 70mg/dl, phải có cách làm khác.
Lặp lại những bước trên cho đến khi mức đường huyết ít nhất là 70mg/dl. Một khi mức đường trở về bình thường, hãy ăn một bữa ăn hoặc một bữa ăn nhẹ để đảm bảo nó không tụt nữa. Những thứ bạn nên sử dụng gồm:
- Viên glucose
- Một nửa ly nước ép trái cây, hoặc soda
- Một muỗng canh đường, mật ong hay si rô bắp.
- Kẹo ngậm, kẹo dẽo hay kẹo cao su
Ghi chú lại về những đợt hạ đường huyết và nói chuyện với bác sĩ nội tiết về việc tại sao nó lại xảy ra. Bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra cách để trách hạ đường huyết về sau.
Vài người có xu hướng muốn ăn nhiều nhất có thể cho đến khi họ cảm thấy khá hơn. Điều này có thể làm mức đường huyết tăng quá nhiều. Làm theo nguyên tắc 15-15 có thể giúp bạn tránh mức đường tăng quá nhiều, phòng ngừa tăng đường huyết.
Chú ý:
- Ở trẻ nhỏ thường cần ít hơn 15 gram carbs, cụ thể: trẻ sơ sinh có thể cần 6 gram, trẻ biết đi chập chững cần 8 gram, và trẻ nhỏ cần 10 gram. Vậy nên, bạn cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ nội tiết vì nó thay đổi ở tùy cá nhân cụ thể.
- Khi điều trị hạ đường, lựa chọn nguồn carbs cũng rất quan trọng. Carbs phức tạp hay thực phẩm chứa chất béo kèm với carbs có thể làm giảm hấp thu glucose và không nên sử dụng trong tình huống cấp cứu hạ đường.
HẠ ĐƯỜNG HUYẾT NẶNG
Khi hạ đường không được điều trị và bạn cần phải nhờ một ai đó giúp bạn hồi phục, đây có thể là hạ đường huyết nặng
Điều trị hạ đường huyết nặng
Glucagon là một hormon được sản xuất bởi tụy, nó kích thích gan đưa glucose dự trữ vào máu mỗi khi mức đường trong máu quá thấp. Tiêm glucagon là giải pháp cho những người bị đái tháo đường có đường huyết quá thấp để sử dụng nguyên tắc 15-15. Bộ dụng cụ glucagon có thể được bán theo toa thuốc. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ mỗi khi bạn muốn mua nó và bạn nên tham khảo cách sử dụng nó.
Những người thường xuyên tiếp xúc với bạn (như đồng nghiệp, bạn bè, người thân) nên được hướng dẫn cách sử dụng bộ dụng cụ glucagon nhằm điều trị hạ đường huyết cho bạn.
Từng bước điều trị
- Tiêm glucagon vào mông, bắp tay hoặc đùi theo hưỡng dẫn của bộ dụng cụ
- Khi người đó tỉnh tại (thường trong 5-15 phút), họ có thể bị nôn và buồn nôn.
- Nếu bạn cần sử dụng glucagon, hãy nói cho bác sĩ biết. Vì thế, bạn có thể thảo luận với bác sĩ cách phòng ngừa hạ đường huyết sau này cho bản thân.
Tuyệt đối đừng:
- Tiêm insulin: nó làm cho mức đường huyết thấp hơn nữa
- Cho người đó ăn hay uống: họ có thể mắc nghẹn
NGUYÊN NHÂN HẠ ĐƯỜNG HUYẾT
Hạ đường huyết phổ biến đối với những người có đái tháo đường tuýp 1, và cũng có thể xảy ra ở người đái tháo đường tuýp 2 đang sử dụng insulin hoặc một loại thuốc nào đó. Trung bình người đái tháo đường tuýp 1 có thể mắc 2 đợt hạ đường nhẹ mỗi tuần (chỉ tính những đợt hạ đường có triệu chứng).
- Insulin
Sử dụng quá liều insulin là nguyên nhân gây ra hạ đường huyết. Tiêm nhầm loại insulin, quá liều insulin hoặc tiêm trực tiếp vào cơ bắp (thay vì chỉ dưới da), có thể gây ra hạ đường huyết
- Thức ăn
Những gì bạn ăn vào có thể gây hạ đường huyết, bao gồm:
- Ăn không đủ lượng carbs
- Ăn thức ăn ít carbs hơn bình thường và không giảm lượng insulin.
- Thời gian sử dụng insulin dựa vào carbs bạn sử dụng (loại lỏng hay đặc) có thể tác động đến lượng đường trong máu. Chất lỏng được hấp thụ nhanh hơn so với chất đặc, nên thời gian sử dụng insulin nhằm hấp thụ glucose từ thức ăn có thể gặp khó khăn.
- Sự kết hợp của một bữa ăn gồm có chất béo, protein và chất xơ cũng có thể ảnh hưởng đển khả nặng hấp thụ carbs
- Hoạt động thể chất
Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích. Điều khó khăn đối với những người đái tháo đường tuýp 1 là tập thể dục có thể làm giảm lượng đường trong máu trong một thời gian ngắn hoặc dài. Cường độ, tần suất và thời gian tập đều có nguy cơ làm hạ đường huyết.
KHÔNG NHẬN RA TRIỆU CHỨNG HẠ ĐƯỜNG HUYẾT
Thông thường, triệu chứng hạ đường xảy ra khi mức đường thấp hơn 70mg/dL. Một điều không hề dễ chịu nhưng bạn phải thừa nhận rằng triệu chứng hạ đường rất hữu ích. Những triệu chứng đó nói với bạn rằng mức đường của bạn đang thấp và bạn cần làm gì đó để đưa nó về mức an toàn. Tuy nhiên, ở một vài người có mức đường thấp hơn 70mg/dL nhưng họ hoàn toàn không hề cảm thấy triệu chứng gì cả. Đây được gọi là hạ đường huyết không triệu chứng.
Người bị hạ đường không triệu chứng không hề nhận ra mức đường họ đang thấp, vì vậy họ cũng không biết rằng mình cần được điều trị ngay lập tức. Hạ đường không triệu chứng khiến người bệnh mắc phải phản ứng hạ đường nghiêm trọng. Những người hạ đường không triệu chứng cũng khó thức dậy hơn sau giấc ngủ, một khi hạ đường xảy ra vào ban đêm. Những người bị hạ đường không triệu chứng cần được chăm sóc cẩn thận hơn và thường xuyên kiểm tra mức đường huyết. Điều này đặc biệt quan trọng trước và trong các hoạt động quan trọng (như lái xe). Một máy theo dõi glucose liên tục có thể phát ra âm thanh cảnh báo mỗi khi mức đường giảm hoặc bắt đầu giảm. Đây là một hỗ trợ to lớn đối với những người bị hạ đường không triệu chứng.
Hạ đường không triệu chứng thường xảy ra ở những người
- Có các đợt hạ đường xảy ra thường xuyên (điều này làm bạn giảm chú ý đến các triệu chứng cảnh báo sớm với hạ đường)
- Mắc đái tháo đường một thời gian dài
- Kiểm soát đái tháo đường quá chặt chẽ (gây tăng nguy cơ xảy ra phản ứng hạ đường)
Nếu bạn nghĩ bạn mắc hạ đường không triệu chứng, hãy đến gặp bác sĩ. Bác sĩ có thể điều chỉnh mục tiêu đường huyết của bạn nhằm tránh hạ đường huyết và các nguy cơ mắc phải đợt hạ đường trong tương lai.
PHÒNG NGỪA
Cách tốt nhất là thực hành kiểm soát đái tháo đường tốt và học cách phát hiện sớm hạ đường huyết, điều này có thể giúp bạn điều trị sớm hơn trước khi nó ngày càng tệ hơn.
Theo mõi mức đường bằng máy đo hoặc máy đo đường liên tục là phương pháp hiệu quả để ngăn ngừa hạ đường. Các nghiên cứu luôn chỉ ra rằng càng kiểm tra đường huyết thường xuyên càng ít nguy cơ hạ đường. Bởi vì bạn có thể theo dõi mức đường nếu nó đang hạ và bạn có thể điều trị kịp thời trước khi nó thấp hơn nữa.
Nếu bạn có thể, hay kiểm tra đường huyết thường xuyên
- Kiểm tra trước và sau khi ăn
- Kiểm tra trước và sau khi tập thể dục
- Trước khi ngủ
- Sau tập thể dục cường độ cao, bạn cũng nên kiểm tra đường vào giữa đêm.
Kiểm tra thường hơn nếu bạn sử dụng một loại insulin mới hoặc thay đổi lịch làm việc hoặc tăng cường hoạt động thể chất, hoặc đi du lịch đến nơi lệch múi giờ bạn đang sống.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/
Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.