Đối với vết thương nhẹ:
Những chỉ bước đơn giản này có thể giúp bạn xử trí những vết thương do động vật cắn mức độ nhẹ, là những vết thương chỉ tổn thương lớp da:
- Rửa vết thương sạch bằng xà phòng và nước.
- Dùng gạc sạch để che vết thương.
Tìm kiếm sự trợ giúp y tế nếu:
- Vết thương thủng sâu hay nếu bạn không chắc chắn về mức độ trầm trọng của nó.
- Da bị rách nặng, nghiến hay chảy máu nhiều – đầu tiên dùng áp lực đè lên vết thương bằng gạc hay vải sạch để ngưng chảy máu.
- Bạn thấy rằng vết thương sưng, đỏ hay đau nhiều hơn hoặc vết thương ứa dịch nhiều – là nhứng dấu hiệu cảnh báo của nhiễm trùng vết thương.
- Nếu bạn thắc mắc về nguy cơ nhiễm bệnh dại hay cách phòng ngừa bệnh dại. Nếu vết cắn bị gây ra bởi chó hay mèo, hãy cố xác định lịch tiêm chủng dại của con vật. Nếu vết cắn là do động vật hoang dã, tìm lời khuyên từ bác sĩ để biết những loài nào có khả năng mang bệnh dại.
- Dơi thường mang virus dại và có thể lây nhiễm cho con người mà không cần qua một vết cắn rõ ràng. Chính vì vậy, những người có tiếp xúc với dơi – hay thậm chí khi bạn ngủ dậy và nhận ra có dơi trong phòng mình – phải tìm kiếm sự trợ giúp y tế để được tiêm ngừa dại, dù bạn nghĩ bạn chưa bị cắn.
- Nếu bạn chưa tiêm ngừa uốn ván trong vòng 10 năm – hay 5 năm đối với vết thương sâu hay dơ. Bạn có thể cần được tiêm nhắc lại uốn ván.
Sau khi đến trung tâm y tế:
- Nhân viên y tế sẽ đảm bảo vết thương của bạn được vệ sinh sạch sẽ và có thể kê thêm kháng sinh.
- Nhân viên y tế có thể gây tê vết thương để ghi nhận xem có tổn thương sâu hơn hay không.
- Nếu có nguy cơ nhiễm bệnh dại, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn điều trị phòng ngừa dại.
- Bạn có thể cần được khâu vết thương, tùy thuộc vào độ sâu và vị trí của vết thương.
- Bạn có thể cần được tiêm hay tiêm nhắc lại uốn ván.
- Bác sĩ có thể kê thêm acetaminophen (Panadol) hay ibuprofen để giúp giảm đau.
Tham khảo:
- https://www.webmd.com/first-aid/animal-bites-treatment
- https://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-animal-bites/basics/art-20056591