1. Chức năng chung của máu
1.1. Chức năng hô hấp
Huyết cầu tố (hemoglobin) của hồng cầu và các chất kiềm của huyết tương chuyên chở 02và CƠ2trao đổi giữa phế nang và các tổ chức tế bào.
1.2. Chức năng dinh dưỡng
Máu vận chuyển các chất như glucoz (glucoz), các axít amin (aminoacid), các axít béo (fatty acid), các vitamin… đến cung cấp cho các tổ chức tế bào.
1.3. Chức năng đào thải
Máu lưu thông khắp cơ thể lấy những chất cặn bã của chuyển hóa tế bào đưa đến các cơ quan bài xuất như thận, phổi, tuyến mồ hôi…
1.4. Chức năng bảo vệ cơ thể
Các loại bạch cầu của máu có khả năng thực bào, khử độc, tiêu diệt vi khuẩn. Trong máu có hệ miễn dịch lympho bao gồm lympho B và lympho T, các kháng thể, kháng độc tố… tham gia vào cơ chế bảo vệ cơ thể.
1.5. Chức năng thống nhất và điều hòa hoạt động cơ thể
Máu mang các hormon (honnone), các loại khí 02 và C02, các chất điện giải khác nhau như Ca++, K+, Na+… để điều hòa hoạt động các nhóm tế bào, các cơ quan khác nhau trong cơ thể nhằm đảm bảo sự hoạt động đồng bộ của các cơ quan trong cơ thể.
Máu còn có khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể một cách nhanh chóng làm cho các phần khác nhau ưong cơ thể luôn có cùng một nhiệt độ tương đương như nhau.
2. Tính chất của máu
Máu là một loại mô liên kết đặc biệt gồm chất cơ bản là chất lỏng (huyết tương) và phần tế bào (huyết cầu).
Máu động mạch có màu đỏ tươi (đủ oxy), máu tĩnh mạch có máu đỏ sẫm. Nên lưu ý máu động mạch phổi là máu tĩnh mạch và máu trong tĩnh mạch phổi là máu động mạch của vòng đại tuần hoàn. Tỷ trọng toàn phần của máu là 1,050 – 1,060. Máu nam có tỷ trọng cao hơn máu nữ một ít. Tỷ trọng của huyết tương là 1,030, tỷ trọng của huyết cầu là 1,100, Tỷ trọng phụ thuộc vào nồng độ protein và huyết cầu trong máu.
Độ nhớt của máu so với nước là 3.8/1 – 4.5/1, độ nhớt của huyết tương là 1.6/1-1.7/1. Độ nhớt của máu phụ thuộc vào nồng độ protein và số lượng huyết cầu.
Áp suất thẩm thấu của máu bằng .7,5 atmotphe (atmosphere), trong đó phần lớn là do muối NaCl, còn phần rất nhỏ là do các protein hòa tan, nó quyết định sự phân phối nước trong cơ thể.
Độ pH của máu = 7,39; như vậy máu có phản ứng kiềm yếu, nó nghiêng về phía axít khi bị ngạt, bị sốc, và nghiêng sang kiềm khi thở nhanh…
Khối lượng máu trong cơ thể chiếm 7 – 9 phần trăm tổng trọng lượng cơ thể (tức 1/13 thể trọng). Trung bình ở người trưởng thành có khoảng 65 – 75ml máu trong 1kg trọng lượng.
Trong máu gồm hai thành phần, huyết cầu và huyết tương. Huyết tương chiếm 54 phần trăm; huyết cầu chiếm 46 phần trăm. Trong cận lâm sàng tỷ lệ huyết cầu và huyết tương được xác định bằng cách quay ly tâm trong ống hematocrit.
Ở người bình thường lớp bạch cầu và tiểu cầu rất mỏng (1% < – < 0) nên tỷ lệ xác định được coi như là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng hồng cầu và máu toàn phần. Tỷ lệ huyết cầu tăng khi cơ thể mất nhiều nước (nôn ói, tiêu chảy…) và giảm khi cơ thể thiếu máu.