Huyết tương là dịch hỗn hợp phức tạp gồm các protein, axít amin, cacbohydrat, lipit, muối, hormon, các chất men, các kháng thể và các khí hòa tan. Huyết tương tham gia vào nhiều chức năng quan trọng của máu do thành phần cấu tạo của nó.
1. Các chất điện giải của huyết tương
Tổng lượng các chất điện giải chiếm 0,75 phần trăm tổng lượng huyết tương, chúng tồn tại dưới dạng các ion. Gồm:
- Cation: Na\ K+, Ca++, Mg++
- Anion : Cl , HCO; , H2PO;, HPO/’SO,2–
Mỗi một chất điện giải trong huyết tương đều giữ vai trò quan trọng:
– Na+, Cl’ có tác dụng tạo áp suất thẩm thấu, quyết định sự phân phối nước giữa trong và ngoài tế bào của cơ thể, nồng độ các chất này thay đổi dẫn đến những rối loạn về phân bố nước trong cơ thể.
– K+ có tác dụng lớn trong quá trình hưng phấn thần kinh, co bóp của cơ, đặc biệt là cơ tim.
– Ca++ rất cần cho cấu tạo xương, răng, cho quá trình đông máu, cho quá trình hưng phấn cơ thần kinh.
– P có tác dụng quan trọng trong việc giữ cân bằng điện giải trong hồng cầu và điều hòa cân bằng axít kiềm.
pH của máu phụ thuộc vào nồng độ các chất điện giải của huyết tương, mà chủ yếu là do HC03 và H+. Khi có sự thay đổi nồng độ các chất điện giải đều có thể gây ra rối loạn điều hòa pH của máu và sẽ dẫn đến sự rối loạn chuyển hóa trong các tế bào, đưa đến tử vong.
Các
chất điện giải của huyết tương cung cấp nguyên liệu cần thiết cho hoạt động tế bào,
cung câp nguyên liệu để tạo hình, cho các hormon và các enzym (enzyme) khác nhau trong cơ thể như: Zn cần cho insulin, Cl
cần cho amylaz, Fe cần để tạo hồng cầu, I
cần để tạo hormon tuyến giáp… Với các chức năng trên ta thấy các chất điện giải
trong huyết tương ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt động cũng như sự sống của cơ thể.
Vì vậy các thành phần và số lượng của chúng phải luôn luôn được điều hòa chặt
chẽ. , Điện giải đồ bình thường của người Việt Nam trưởng thành được ghi nhận
như sau:
Na+ : 142,5 ± 9,67 mEq/L
K+ : 4,37 ± 0,37 mEq/L
Ca++ : 5,1 ± 0,56 mEq/L
C1 : 107 ± 4,37 mEq/L
HC03– : 27 mEq/L
p- : 40 ± 7 mg/L
Điện giải đồ này sẽ thay đổi trong các trường hợp sốc, nôn ói nhiều, tiêu chảy…
2. Các chất hữu cơ của huyết tương
2.1. Protein huyết tương: 8.2mg/100mL
Protein huyết tương chiếm 7 – 8 phần trăm gồm có: albumin (4 – 5g%), globulin (2,5 – 3g%),và fibrinogen. Dùng phương pháp điện di, người ta phân chia các protein huyết tương thành 4 phân suất lớn: albumin, globublin a, p, Y (H.5.1). Mỗi phân suất gồm nhiều loại protein khác nhau hợp thành, do đó các chức năng của protein huyết tương rất phong phú.
2.1.1. Chức năng tạo áp suất keo của máu
Albumin có chức phận chính là tạo nên áp suất keo của máu nhờ các phân tử protein có khả năng giữ một lớp nước xung quanh, do đó giữ được nước lại trong mạch máu.
Trong 7,5 atmotphe áp suất của huyết tương, chỉ có 1/30 atmotphe (~ 28mmHg) là do protein (chủ yếu là albumin). Tuy áp suất keo nhỏ, nhưng rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng lớn tới sự trao đổi nước giữa hai bên thành mao mạch, giữ cân bằng nước giữa máu và dịch kẽ tế bào.
Albumin được gan tổng hợp từ các axít amin tự do nhờ máu mang tới. Vì vậy, trong các bệnh làm giảm chức năng gan, trong bệnh suy dinh dưỡng nặng, albumin trong máu giảm, làm áp suất keo giảm, nước trong mạch thoát ra đọng trong các khoảng gian bào, gây phù.
2.1.2. Chức năng vận chuyển
Nhiều loại protein huyết tương là những chất chuyên chở các chất khác trong hệ tuần hoàn, phản ứng như một cơ chất (substrate) để tác dụng với chất khác.
Albumin chuyên chở các axít béo tự đo, cholesterol, Ca++, Mg++…
Nhiều loại protein thuộc các phân suất globulin a, globulin p chuyên chở triglycerit,phospholipít, các hormon steroit của các tuyến sinh dục và thượng thận.
Xeruloplasmin (phân suất của globulin) chuyên chở Cu-transferrin, một loại protein khác thuộc phân suất globulin chuyên chở Fe.
2.1.3. Chức năng bảo vệ cơ thể
Các gamma-globulin có vai trò quan trọng trong chức năng tự bảo vệ cơ thể, nó là những kháng thể có tác dụng trung hòa các kháng nguyên, tạo khả năng miễn dịch cho cơ thể. Đó là những globulin miễn dịch Ig (immunoglobulin) gồm 5 loạt: IgG, IgA, IgM, IgD, IgE. Nồng độ Ig trong huyết tương tăng chứng tỏ cơ thể đang phản ứng lại các kháng nguyên, và giảm trong các bệnh chức năng của các lympho giảm sút như trong các bệnh bạch cầu dòng hạt, bệnh thiếu lympho bẩm sinh…
2.1.4. Chức năng gây đông máu
Các yếu tố gây đông máu: I, II, V, VII, IX, X của huyết tương đều là protein, và tất cả những yếu tố đó đều thuộc globulin và do gan sản xuất.
2.1.5. Các protein huyết tương khác
Trong huyết tương còn có một số chất khác như:
- Các chất urê, creatin, creatinin… là những sản phẩm bài tiết của các tế bào, là những nitơ phi protein.
- Các axít amin tự do là những nguyên liệu cần thiết cho các hoạt động tạo hình và sinh năng lượng của tế bào.
- Một sô” enzym có bản chất protein như GOT, GPT… là những thành phần nội bào cũng có nồng độ nhất định trong huyết tương, và sẽ tăng trong những bệnh viêm gan do virut, tắc động mạch vành…
Với những chức năng quan trọng nêu trên, số lượng mỗi loại protein của huyết tương đều được điều hòa rất chặt chẽ, làm cho hàm lượng protein toàn phần của huyết tương.cũng như tỷ lệ giữa các loại protein huyết tương là một hằng số. Mỗi khi có sự biến đổi tỷ lệ protein đều phản ảnh những rối loạn bệnh lý, hoặc là nguyên nhân của những rối loạn bệnh lý. Vì vậy định lượng protein toàn phần của huyết tương, và phân tích các thành phần protein huyết tương là những xét nghiệm thường được dùng trong lâm sàng. Ở người Việt Nam trưởng thành, bình thường protein toàn phần của huyết tương bằng 8,2g/100mL trong đó albumin chiếm khoảng 57 phần trăm, globulin alpha = 12 phần trăm, globulin beta = 12 phần trăm và globulin gamma = 19 phần trăm.
2.2. Lipit huyết tương
Lipit huyết tương không có ở dạng tự do; ngoài một lượng nhổ axít béo tự do, diglycerit, triglycerit, cholesterol thì lipit của huyết tương kết hợp với các protein thành hợp chất hòa tan lipoprotein. Các lipit của huyết tương tham gia vào những chức năng quan trọng sau:
2.2.1. Chức năng vận chuyển
Chylomicron là phân suất nặng nhất trong các lipoprotein huyết tương, trọng lượng phân tử lên đến 5000 triệu, đường kính khoảng 0,1 milimicromet, thành phần chủ yếu là triglycerit, chylomicron được vận chuyển vào cơ thể qua hệ bạch huyết.
Alpha-lipoprotein (HDL: high-density lipoprotein): là phân suất nhẹ nhất, có đường kính nhỏ nhất trong các lipoprotein huyết tương, thành phần chủ yếu là protein chứa đựng hầu rihư toàn bộ phospholipit của huyết tương, vận chuyển lipit từ các tổ chức về gan.
Tiền Beta-lipoprotein (VLDL: very low-density lipoprotein) là phân suất nặng thứ nhì, và có đường kính lớn thứ nhì trong các lipoprotein huyết tương, thành phần chủ yếu là triglycerit được tạo thành từ gan, nó vận chuyển axít béo tới các mô.
Beta-lipoprotein (LDL: low-density lipoprotein) là phân suất được chú ý nhiều, vì liên quan nhiều đến các bệnh tim mạch, nó là phương tiện vận chuyển chủ yếu của cholesterol huyết tương và có thể vận chuyển caroten.
2.2.2. Chức năng dinh dưỡng
Axít béo tự do trong huyết tương là nguyên liệu để tổng hợp lipit các loại.
Thể ceton là nguồn năng lượng cho tất cả các loại tế bào (trừ tế bào thần kinh) vào lúc ngoài hấp thu hay nhịn đói.
Cholesterol huyết tương là nguyên liệu để tổng hợp nhiều chất quan trọng như hormon của các tuyến thượng thận và sinh dục, thành phần của mật,
Vì có những chức năng quan trọng trên, nên hàm lượng lipit toàn phần của huyết tương cũng như tỷ lệ giữa các thành phần được điều hòa chặt chẽ.
Trong máu ngoại vi của người Việt Nam trưởng thành bình thường lipit toàn phần có hàm lượng bằng: 776 ± 45mg/100mL, hàm lượng này thay đổi theo tuổi, .giới, chế độ dinh dưỡng, khí hậu.
Ví dụ: nó tăng lên sau bữa ăn nhiều mỡ, trong giai đoạn đầu nhịn đói hoặc khi có thai.
2.2.3. Cacbohydrat huyết tương
Hầu hết cacbohydrat huyết tương ở dưới dạng glucoz tự do, hoặc những chất chuyển hóa của nó (lactat) và một số protein chứa đựng đường. Đó là nguồn năng lượng và nguyên liệu để tổng hợp nhiều chất quan trọng của các tế bào, đặc biệt là các tế bào não và tim. Do đó chức năng chủ yếu của cacbohydrat huyết tương là dinh dưỡng.
Điều hòa nồng độ glucoz trong huyết tương là một trong những cơ chế điển hình điều hòa giữ tính hằng định nội môi. Nồng độ glucoz trong máu người Việt Nam trưởng thành bình thường đo vào buổi sáng sớm, chưa ăn, nghỉ ngơi, bằng 90 ± 13mg/100mL.
Khi ăn nhiều đường (50g đường) thì nồng độ này chỉ tăng trong khoảng 1-2 giờ rồi sau đó trở lại bình thường. Còn khi nhịn đói thì nó giảm sút không đáng kể nhờ những cơ chế điều hòa. Ngoài ra trong máu còn có axít lactic có nồng độ từ 0,10 – 0,20 g/L lúc nghỉ ngơi, lúc vận động cơ mạnh thì lượng axít lactic có thể tăng rất cao tới 10 – 20 lần so với lúc binh thường.
2.2.4. Vitamin huyết tương
Trong huyết tương có hầu hết các vitamin. Vitamin huyết tương là nguồn cung cấp cho tế bào. Hàm lượng các vitamin trong máu thay đổi tùy theo chế độ dinh dưỡng.