CƠ SỞ NHẬN DẠNG VÀ PHÂN BIỆT CÁC TẾ BÀO MIỄN DỊCH

Các lymphô bào dưới kính hiển vi quang học khó phân biệt giữa các quần thể. Thực ra khi quan sát trên kính hiển vi quang học các tiêu bản nhuộm Giemsa chúng ta có thể thấy một số khác nhau giữa các lymphô bào. Dựa vào tỉ lệ nhân/nguyên sinh chất – hình của nhân – có hay không có hạt ưa màu azur trong nguyên sinh chất, ta có thể chia lymphô bào làm 2 nhóm chính:

  • Nhóm lymphô bào điển hình: kích thước tương đối nhỏ (6 – 8 um đường kính), có tỉ lệ nhân/nguyên sinh chất rất cao và không có hạt trong bào tương
  • Nhóm lymphô bào lớn có hạt (large granular lymphocyte – LGL): kích thước khoản 8 – 10 tum, tỉ lệ nhân/nguyên sinh chất thế hơn và trong nguyên sinh chất có hạt ưa màu azur. Phần lớn các tế bào này là thuộc tế bào NK. 
hình ảnh tế bào lympho
A: dưới kính hiển vi quang học B:dưới kính hiển vi điện tử C: hình minh họa

Tuy vậy phải nhấn mạnh rằng sự phân loại này chỉ cho một khái niệm sơ bộ (mà cũng không hoàn toàn đúng!), không đi sâu được vào các quần thể và dưới quần thể của lymphô bào. 

Ngày nay, để nhận dạng người ta chủ yếu dựa trên các dấu ấn, đặc biệt là các dấu ấn có trên bề mặt tế bào (mặc dù có rất nhiều dấu ấn mà người ta chưa biết rõ chức năng của chúng!). Tuy nhiên sự có mặt hay không của một hay nhiều dấu ấn cho phép chúng ta không những phân biệt được các quần thể lymphô T, B mà còn định được các dưới quần thể cũng như biết được giai đoạn biệt hóa của chúng  trong phần lớn các trường hợp.

Việc sử dụng các kháng thể (KT) đơn clone đã giúp rất nhiều cho sự nhận diện các dấu ấn. Trong nhiều năm, việc sản xuất các kháng thể đơn clone để nhận diện tế bào lymphô đã bùng nổ nhiều phòng thí nghiệm mà thiếu sự thống nhất nên đã tạo ra một sự hỗn loạn thực sự về danh pháp để chỉ các dấu ấn. Trước tình hình đó, qua các hội nghị quốc tế ngày nay các chuyên gia đã thống nhất sử dụng tên gọi của các dấu ấn bề mặt bằng ký hiệu CD kèm theo chữ số la tinh (CD là viết tắt của Cluster determinant hay cluster of differenciation)

Ngoài ra, việc sử dụng các máy tách tế bào tự động dựa trên cơ sở hoạt tác huỳnh quang các dấu ấn với KT đơn chôn đặc hiệu cũng giúp rất nhiều trong việc tìm hiểu chức năng của các quần thể và dưới quần thể của lymphô bào. 

Bên cạnh việc nhận diện tế bào bằng các dấu ấn như vừa nêu người ta cũng có thể sử dụng các chất gây phân bào (mitogens) có tính gây tăng sinh và biệt hóa lymphô bào đặc hiệu với từng quần thể để nghiên cứu. Ví dụ hai loại glycoprotein có nguồn gốc từ thực vật là Concavalin A (Con A) và Phytohemagglutinin (PHA) là những chất gây phân bào mạnh riêng  với lymphô T. Ngược lại nội độc tố Lipopolysaccharide (LPS) của vi khuẩn gram âm lại chỉ gây phân bào với lymphô B

Scroll to Top