CÁC BỆNH DO TỰ KHÁNG THỂ Ở NGƯỜI LỚN TUỔI (PHẦN 1)

[toc]

1. Tự miễn dịch kháng giáp trạng:

Bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto thường gặp ở tuổi từ trung niên trở lên, nhiều nhất là giữa 50 đến 59 tuổi. Bệnh viêm giáp trạng kinh diễn lympho bào – thường tiềm tàng – rất hay gặp ở người có tuổi qua mổ tử thi. Ngày nay người ta quan niệm giữa viêm tuyến giáp Hashimoto và viêm tuyến giáp kinh diễn lympho bào không có ranh giới rõ rệt và có thể hai bệnh chỉ là hai giai đoạn của một quá trình tiến triển. Sau một đợt cường giáp, thường ngắn, tổn thương dẫn đến tình trạng suy giáp chức năng và có thể gây phù niêm.

Trong viêm tuyến giáp kinh diễn người ta phát hiện được rất nhiều kháng thể kháng giáp. Nhiều thành phần của tuyến có kháng thể kháng lại như thyroglobulin và các chất coloit, tế bào biểu mô nang, nhân. Thy roglobulin là kháng thể nguyên được phát hiện đầu tiên. Kháng thể kháng Thyroglobulin được phát hiện bằng phương pháp ngưng kết hồng cầu thụ động và có hàm lượng rất cao. Các nguyên khác được xác định bằng miễn dịch huỳnh quang. Tất cả các kháng thể không phải đều có vai trò như nhau. Loại có khả năng gây bệnh phần lớn là các kháng thể kháng bào tương. Không có mối tương quan giữa số lượng kháng thể có tính chất độc với tế bào có khả năng tiêu hủy nhanh chóng nhu mô. Một số khác trái lại, có tính chất kích thích chức năng tuyến giáp, do đó có thể gây cường giáp lúc đầu. Các yếu tố kháng nhân phản ảnh rối loạn miễn dịch trầm trọng ở người bệnh.

Trong phù niêm tiên phát, cũng gặp những loại kháng thể đó nhưng ít hơn. Qua đây cũng cỏ thể nghĩ là phù niêm ở người phụ nữ có tuổi là giai đoạn cuối của viêm tuyến giáp kinh diễn có từ trước nhưng tiềm tàng. Ung thư tuyến giáp cũng có 30% trường hợp có tự kháng thể.

Ở người khỏe mạnh, bề ngoài bình thường người ta cũng dễ phát hiện thấy tự kháng thể kháng giáp: tuổi càng cao càng nhiều, ở người bình thường tuổi từ 20 – 24 thì 0% nam và 4% nữ có tự kháng thể kháng giáp, ở người từ 80 đến 89 tuổi thì 10% nam và 36% nữ có tự kháng thể đó (Goodman), số lượng tự kháng thể kháng giáp càng nhiều thì tổn thương tiềm tàng viêm giáp càng rõ, nhất là xâm nhập lympho -plasmocyt. Các tổn thương cũng ít tiến triển và ít phá hủy, bởi vậy phù niêm ở người có tuổi tuy gặp nhiều nhưng nhìn chung không nặng.

2. Tự miễn dịch kháng dạ dày:

Trong viêm dạ dày teo, độ toan dạ dày giảm, yếu tố nội tại mất trong dịch vị người có tuổi, về mặt giải phẫu niêm mạc dạ dày mất các tế bào viền và có hiện tượng tăng sinh, như ở ruột. Trong bệnh cảnh đó người ta thường phát hiện được hai loại kháng thể: kháng thể kháng microsom của các tế bào thành dạ dày và kháng thể kháng yếu tố nội tại. Trong các kháng thể kháng tế bào thành dạ dày có loại đặc hiệu cho cơ quan, có loại gắn vào các ty lạp thể và không đặc hiệu. Các kháng thể kháng yếu tố nội tại có thể chẹn hay không vị trí gắn vitamin B12. Cũng như đối với kháng thể kháng giáp, số kháng thể kháng dạ dày tăng theo tuổi và không giống nhau giữa hai giới.

Theo Joske dưới 20 tuổi có 77,8% niêm mạc dạ dày bình thường và trên 70 tuổi chỉ còn 13,5%. Dưới 20 tuổi có 11,1% viêm dạ dày nông, còn trên 70 tuổi là 27,1%; Dưới 20 tuổi có 11,1% viêm dạ dày teo, còn trên 70 tuổi là 16,2%. Về già số người bị viêm teo dạ dày ở nữ nhiều gấp đôi ở nam. Có mối liên quan rất chặt chẽ giữa kết quả miễn dịch học, tổ chức học và thăm dò chức năng.

Hậu quả không phải chỉ khu trú trong tiêu hóa mà ảnh hưởng không nhỏ đến máu. Dạ dày là cơ quan rất quan trọng trong việc hấp thu hai chất: sắt và vitamin B12. Tiết axit chlorhydric rất cần cho việc ion hóa và hòa tan sắt ăn vào; yếu tố nội tại lại rất cần cho sự đồng hóa vitamin B12 . Vì vậy việc tạo huyết bị rối loạn. Trên thực tế thiếu máu ác tính hay gặp ỏ’ tuổi già và là hậu quả của teo dạ dày làm cho dự trữ vitamin B12 bị cạn. Ngày nay người ta đã chứng minh rằng thiếu máu kiểu Biermer là do tự miễn dịch kháng niêm mạc dạ dày. 90% bệnh nhân thiếu máu Biermer có tự kháng thể kháng tế bào thành dạ dày và 50% trong số này có kháng thể kháng yếu tố nội tại. Những dẫn chứng tương tự cũng gặp trong thiếu máu nhược sắc do thiếu sắt. Trong số này 17,6% có kháng thể kháng niêm mạc dạ dày phát hiện bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.

Leave a Comment

Scroll to Top