CÁC BỆNH DO TỰ KHÁNG THỂ Ở NGƯỜI LỚN TUỔI (PHẦN 3)

[toc]

5. Một số bệnh do tự kháng thể khác:

  • Bệnh ống tiêu hóa và các bộ phận phụ

Nhiều bệnh nhân mắc hội chứng Sjogren có kháng thể kháng tuyến nước bọt. Viêm trực tràng chảy máu có nhiều khả năng là một bệnh tự miễn. Các chứng và bệnh đó đều hay gặp ở người có tuổi.

Bệnh viêm gan luput và xơ gan mật nguyên phát có thể gặp ở người trẻ hơn. Trong viêm gan luput (đỉnh cao là ở khoảng 50 tuổi) có tế bào Har- graves trong máu và các yếu tố kháng nhân. Xơ gan mật tiên phát hay có tự kháng thể kháng ty lạp thể. Vào các đường mặt trong gan mà ở cả các cơ quan khác: ống lượn ở thận, tế bào thành dạ dày, sợi cơ trơn.

  • Bệnh tim mạch

Sau nhồi máu cơ tim người ta đã phát hiện được nhiều kháng thể kháng cơ tim. Các kháng thề này tấn công chủ yếu các protein có sợi cơ. Xuất hiện nhất thời và mất đi trong vòng vài tuần hoặc vài tháng. Có thề đó chính là các tự kháng thể mà Grabar nghi là những protein chuyên chở, có nhiệm vụ đào thải các chất hoại tử của tế bào. Chúng có thể gây những biến chứng sau này, biểu hiện bằng hội chứng sau nhồi máu cơ tim.

Đối với vữa xơ động mạch có thể có cơ chế tự miễn chống lại tổ chức liên kết của động mạch. Nhiều công trình đã chứng minh élastin là một chất tự kháng nguyên, ở người, các kháng thể élastin đã được phát hiện tuy không nhiều nhưng cũng đủ có ý nghĩa.

Viêm động mạch thái dương tức bệnh Horton là một bệnh của người có tuổi. Tổn thương mạch máu có thể là hậu quả của phản ứng kháng nguyên – kháng thể tự miễn. Có thể trường hợp bệnh Takayashu cũng như vậy.

Nhờ kĩ thuật phát hiện chất amyloid, người ta đã quan sát được các lắng đọng của chất này ở mạch máu người có tuổi. Tuổi càng cao các lắng đọng loại này cảng nhiều và toàn bộ hệ thống động mạch có thể bị nhiễm. Xét nghiệm miễn dịch học chất amyloid cho thấy nó gồm các gamma glob-ulin và bổ thể. Đã chứng minh được có sự gắn insulin ở các tổn thương mạch máu người đái tháo đường.

Trong bệnh ban do rối loạn globulin máu người ta đã thấy có các pro-tein lạ gây nhiễm độc ở mao mạch.

  • Bệnh thận

Do bệnh viêm cầu thận cấp ít gặp ở người có tuổi, bệnh lại hay tiến triển chậm và âm thầm nên người ta nghĩ có thể có cơ chế tự miễn. Hay gặp những phản ứng immunoglobulin bất thường trong viêm bể thận – thận mạn. Nhưng muốn chứng minh các macroglobulin tiết ra đó là những tự kháng thể thì còn phải tiếp tục nghiên cứu thêm. Trong việc duy trì bệnh tăng huyết áp do thận, có thể có sự tham gia của các yếu tố miễn dịch, Okuda và Grollman đã gây được tăng huyết áp thực nghiệm ở chuột lành bằng cách truyền các Lymphocyt lấy từ các động vật bị táng huyết áp do tổn thương thượng thận.

  • Bệnh thấp khớp

Trong viêm đa khớp dạng thấp có nhiều kháng thể đặc biệt ở trong máu gồm những yếu tố phản ứng với gammaglobulin bản thân, cùng loại và khác loại và có thể coi là những tự kháng thể. Các kháng thể này phần lớn thuộc loại globulin to, kiểu IgM có tính đặc hiệu cao, phát hiện được bằng phản ứng Waaler-rose, có thể phản ứng với gamma globulin người, phát hiện được test latex của Singer và Pootz. Một số lí tính đặc hiệu rất cao và cho phép phát hiện các nhóm gamma globulin Gm. Trong cùng một huyết thanh có thể song song tồn tại các yếu tố dạng thấp có đặc tính khác nhau. Các yếu tố này được tiết ra tại chỗ có tổn thương thấp, có thể gặp ở plasmocyt thâm nhiễm màn hoạt dịch bị tổn thương.

  • Bệnh có yếu tố kháng nhân

Thường gặp nhất là bệnh luput ban đỏ rải rác cấp tính nhưng cũng có thể gặp ở mọi bệnh chất tạo keo khác. Các yếu tố kháng nhân ít gặp ở tuổi trẻ nhưng tuổi càng cao càng gặp nhiều mặc dù không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt. Theo Seligmann tỉ lệ gặp là 0% ở lứa tuổi từ 20 đến 40 và 13% ở lứa tuổi từ 60-80. ở nữ tỉ lệ đó còn cao hơn nữa (20%). Các yếu tố kháng nhân phần lớn thuộc loại gamma-G-globulin không có tính đặc hiệu theo chủng loại và theo cơ quan. Các kháng nguyên có thề là axit desoxyribonu-cleic hoặc nucleoprotein, histon, glycoprotein nhân. Một số thuộc tính của một opsonin, loại này gây hiện tượng L.E, nhiều loại có thể cùng song song tồn tại trong huyết thanh một người. Các kháng thể này xuất hiện riêng rẽ, như trong bệnh luput ban đỏ hoặc phối hợp với các kháng thể kháng bào tương (tuyến giáp, dạ dày…). Tỉ giá cao càng gặp ở các yếu tố kháng nhân riêng rẽ. Nếu có kèm theo các kháng thể kháng bào tương khác thì tỉ giá yếu tố kháng nhân thường thấp.

  • Bệnh máu

Vai trò của tự miễn dịch dạ dày trong các bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ tiên phát và thiếu máu thiếu sắt đã được nêu ở các phần trên, ở người có tuổi thiếu máu huyết tán thường ít gặp. Các bệnh thiếu máu tự miễn lại càng hiếm hơn. ở đây cần phân biệt loại do agglutinin lạnh và loại có tự kháng thể nóng. Loại đầu thường do một bệnh virut hoặc lympho sacom-lưới. Loại sau có thể xuất hiện khi có ung thư hoặc tự phát. Các ag- glutinin lạnh là các IgM globulin và các agglutinin nóng thuộc loại IgM. Cả hai loại đều có thể cố định bổ thể và gây tan máu.

  • Bệnh phế quản phổi

Trong bệnh xơ phổi người ta thấy có những biểu hiện rối loạn miễn dịch như yếu tố kháng nhân trong 28 trường hợp, yếu tố dạng thấp trong 49%, kháng thể kháng cơ quan không đặc hiệu trong 19%. Do các tính chất đó, bệnh gần gũi với nhóm các bệnh tạo keo. Rất có thể tổn thương sợi chun trong khi thũng phổi là do kháng thể kháng élastin.

  • Bệnh ung thư

Tuổi càng cao ung thư càng hay gặp. Từ 85 tuổi trở đi cứ 50 người thì có một người bị ung thư. Green cho sự chuyển sang tổ chức ung thư là do thiếu hụt kháng nguyên tế bào, giả thuyết này chưa được chứng minh. Tuy nhiên trong các ung thư phủ tạng có kèm theo biểu hiện ngoài da (erythema gyratum repans) nếu cắt bỏ khối u thì các biểu hiện ngoài da cũng mất. Xét nghiệm chứng minh hội chứng của một phản ứng miễn dịch đối với các thành phần cấu thành của ung thư. Một số bệnh nhân bị ung thư có các tự kháng thể kháng lại cơ quan bị ung thư. Trong ung thư tuyến giáp gần 30% bệnh nhân có kháng thể kháng tuyến giáp.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.

Leave a Comment

Scroll to Top