Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính: là nguyên nhân phổ biến nhất của rối loạn tiền đình.
Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV) là nguyên nhân phổ biến nhất của rối loạn tiền đình. Triệu chứng hay là còn được mô tả như là cảm giác xoay vòng vòng khó chịu trong đầu.
- Chóng mặt (V-Vertigo): là cảm giác sai lệch về chuyển động xoay.
- Tư thế (P-Positional): khởi phát bởi tư thế đầu hoặc là sự chuyển động.
- Kịch phát (P-Paroxysmal): đến đột ngột và kết thúc nhanh.
- Lành tính (B-Benign): không nguy hiểm.
Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính diễn ra thế nào?
CHÓNG MẶT TƯ THẾ KỊCH PHÁT LÀNH TÍNH là một vấn đề cơ học ở tai trong. Nó xảy ra khi một số tinh thể cacbonat canxi (otoconia) thường được nhúng trong gel trong thông nang (utricle) trở nên bị lệch và di chuyển vào một hoặc nhiều trong số 3 ống bán khuyên đầy chất lỏng. Thông thường 3 ống bán khuyên này không như thế. Khi đủ các hạt tích tụ ở một trong các kênh, chúng gây trở ngại cho chuyển động chất lỏng bình thường mà các kênh này sử dụng để cảm nhận chuyển động đầu, làm cho tai trong gửi tín hiệu sai tới não.
Tại sao chúng ta thấy bị xoay?
Chất lỏng trong các ống bán khuyên thường không phản ứng với trọng lực. Tuy nhiên, các tinh thể di chuyển trong ống bán khuyên do với trọng lực. Kéo theo di chuyển chất lỏng trong đó. Khi chất lỏng di chuyển, các dây thần kinh trong ống bán khuyên bị kích thích và gửi tín hiệu đến não là đầu đang chuyển động. Mặc dù thực tế nó đang đứng yên. Tín hiệu sai lệch này không khớp với những gì tai phía bên kia, mắt và hệ vận động đang cảm thấy. Kết quả là não tập hợp những tín hiệu trên lại, và làm cho chúng ta cảm thấy bị xoay. Thường thì điều này diễn ra và kết thúc nhanh, chỉ trong vòng 1 phút. Một số người sẽ cảm thấy mất thăng bằng, chóng mặt nhẹ. Một số người khác có thể thậm chí không cảm thấy gì. Những người này chúng ta hay nói là hệ tiền đình hay thăng bằng của họ tốt.
Điều quan trọng:
- Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính gây ra chóng mặt.
- Bị ảnh hưởng bởi chuyển động hay là thay đổi vị trí.
- Nó sẽ KHÔNG ảnh hưởng đến thính giác của bạn
- Không gây ra các triệu chứng ngất xỉu, nhức đầu
- Không đau thần kinh như tê, dị cảm da,
- Không nói lắp hoặc khó phối hợp vận động.
Nếu như bạn có bất kì triệu chứng nào như trên hãy báo ngay cho bác sĩ.
Các rối loạn khác có thể bị chẩn đoán nhầm với CHÓNG MẶT TƯ THẾ KỊCH PHÁT LÀNH TÍNH. Bạn nên thông báo với bác sĩ của mình các triệu chứng đang có, để bác sĩ có thể chẩn đoán cho bạn.
AI HAY BỊ CHÓNG MẶT TƯ THẾ KỊCH PHÁT LÀNH TÍNH?
CHÓNG MẶT TƯ THẾ KỊCH PHÁT LÀNH TÍNH khá phổ biến, với tỷ lệ ước tính là 107 trên 100.000 mỗi năm và tỷ lệ thực tế là 2,4%.
Bệnh này:
- Ít gặp ở trẻ em,
- Thường gặp ở người lớn, đặc biệt là người cao tuổi.
- Tỉ lệ phụ nữ mắc phải cao gấp đôi nam giới.
Đa số các trường hợp xảy ra đều không có nguyên nhân rõ ràng. Thường đơn giản là buổi sáng thức dậy bước ra khỏi giường là mọi thứ bắt đầu quay. Tuy nhiên các chuyên gia đã bắt đầu nhận ra một số các yếu tố liên quan:
- Chấn thương,
- Đau nửa đầu,
- Nhiễm trùng tai trong,
- Tiểu đường,
- Loãng xương,
- Giảm lưu thông tuần hoàn máu.
- Cũng có thể liên quan đến tư thế ngủ thường gặp của người bệnh.
Chẩn đoán thế nào?
Hình ảnh học bình thường như CT-MRI ít có giá trị trong chẩn đoán CHÓNG MẶT TƯ THẾ KỊCH PHÁT LÀNH TÍNH, bởi không thể cung cấp hình ảnh các tinh thể nằm trong ống bán khuyên. Tuy nhiên, khi bị CHÓNG MẶT TƯ THẾ KỊCH PHÁT LÀNH TÍNH, người bệnh di chuyền đầu làm cho tinh tể bị lệch vào 1 ống bán khuyên, sẽ làm cho tín hiệu sai tới não, xuất hiện triệu chứng rất rõ ràng là “rung giật nhãn cầu” (nystagmus). Tham khảo nghiệm pháp Dix-Hallpike.
Dấu rung giật nhãn cầu giúp bác sĩ xác định được bệnh bên nào đang bị bệnh.
Có 2 loại CHÓNG MẶT TƯ THẾ KỊCH PHÁT LÀNH TÍNH:
- Loại canalithiasis: Các tinh thể chuyển động tự do trong các ống bán khuyên, Với loại này thì các tinh thể trong vòng 1 phút sẽ ngừng di chuyển sau khi thay đổi vị trí đầu hay thay đổi tư thế. Khi các tinh thể ngừng di chuyển thì dịch trong ống bán khuyên cũng lắng xuống, dẫn đến hết chóng mặt.
- Loại cupulolithiasis: Ít gặp hơn. Các tinh thể bị “treo” vào các bò thần kinh cảm nhận, làm cho chứng rung giật nhãn cầu kéo dài lâu hơn.
Khác biệt giữa 2 loại trên làm cho việc điều trị cũng khác nhau.
Điều trị ra sao?
Hầu như bệnh này không được điều trị được bằng thuốc. Thuốc chỉ sử dụng nhằm giảm nhẹ triệu chứng đang có, vd như thuốc làm giàm triệu chứng chóng mặt, thuốc giúp bù trừ tiền đình…
Một số trường hợp đặc biệt (hiếm), có thể phải xem xét đến khả năng phẩu thuật để điều tri.
Đa số các trường hợp có thể điều trị bằng các nghiệm pháp cơ học (không dùng thuốc). Khi bác sĩ xác định được tinh thể đang ở trong ống bán khuyên nào, loại canalithiasis hay cupulolithiasis, bác sĩ sẽ giúp bạn có được sự điều chỉnh thích hợp.
Về nghiệm pháp epley
Một trong số những cách giải quyết phổ biến nhất chính là nghiệm pháp Epley.
Tuy nhiên nghiệm pháp này không hiệu quả trong tất cả trường hợp. Thường thì nhiều người tìm hiểu thấy nghiệm pháp này, có tự làm nhưng lại không hiệu quả. Thực tế nhiều lần đánh giá sau đó cho thấy là họ cần thực hiện những nghiệm pháp khác hay cách điều trị khác. Chính vì vậy, mọi người cần thận trọng khi tư chẩn đoán và điều trị. Vấn đề này cần được chuyên gia qua đào tạo xác định những loại khác nhau của bệnh, sau đó sẽ có hướng điều trị tối ưu cho từng người.
Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu điều trị đúng thì sẽ đáp ứng tốt trong 90% trường hợp qua 1-3 đợt điều trị. Càng nhiều tinh thể bị kẹt trong nhiểu ống bán khuyên (thường là sau chấn thương), các bác sĩ sẽ mất nhiều thời gian để điều trị hơn.
CHÓNG MẶT TƯ THẾ KỊCH PHÁT LÀNH TÍNH có bị tái PHÁT không?
Không may là CHÓNG MẶT TƯ THẾ KỊCH PHÁT LÀNH TÍNH là bệnh có tỷ lệ tái phát cao: 50% số người bệnh bị tái phát trong vòng 5 năm, đặc biệt với 1 số loại cụ thể. Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn bài tập riêng cho loại bệnh của bạn. Tuy nhiên việc tự thực hiện nghiệm pháp trên 1 mình cũng khá khó khăn. Nếu được, bạn nên liên hệ bác sĩ để có sự hỗ trợ tốt hơn.
Kết luận:
CHÓNG MẶT TƯ THẾ KỊCH PHÁT LÀNH TÍNH là một bệnh phổ biến. Bệnh náy gây ra ảnh hưởng từ nhẹ tới nặng tới chất lượng cuộc sống. May mắn thay, với bác sĩ được đào tạo chuyên sâu về vấn đề nay có thể nhanh chóng giải quyết cho bạn. Hầu hết bệnh nhân đều hài lòng sau khi được điều trị.
nguồn tham khảo:
- https://vestibular.org/understanding-vestibular-disorders/types-vestibular-disorders/benign-paroxysmal-positional-vertigo
- Bhattacharyya N et al. Clinical practice guideline: benign paroxysmal positional vertigo. Otolaryngol Head Neck Surg. 139(5 Suppl 4):S47-81, 2008.
- Froehling DA, Silverstein MD, Mohr DN, et al. Benign positional vertigo: incidence and prognosis in a population-based study in Olmsted County, Minnesota. Mayo Clin Proc 1991;66:596–601.
- von Brevern M, Radtke A, Lezius F, et al. Epidemiology of benign paroxysmal positional vertigo: a population based study. J Neurol Neurosurg Psychiatry 2007;78:710–5.
- Fife TD, et al. Practice Parameter: Therapies for benign paroxysmal positional vertigo (an evidence-based review): Report on the Quality Standards Subcommittee of the American Academy of Neurology. Neurology 2008;70:2067-74.
- Parnes LS, et al. Diagnosis and management of benign paroxysmal positional vertigo (BPPV). CMAJ. 2003 169(7):681-693.