ĐAU HỌNG

TỔNG QUAN

Đau họng là cảm giác đau đớn, khô và khó chịu trong cổ họng

Đau trong cổ họng là một trong những triệu chứng thường gặp nhất. Ước tính có hơn 13 triệu người đến bác sĩ vì đau họng mỗi năm.

Hầu hết đau họng bị gây ra bởi nhiễm trùng hoặc từ yếu tố môi trường như không khí khô. Mặc dù đau họng có thế rất khó chịu, nhưng nó thường tự hết trong vài ngày.

Đau họng được chia thành nhiều tuýp, dựa trên cấu trúc giải phẫu của họng:

  • Viêm họng ảnh hưởng đến khu vực ngay sau miệng
  • Viêm amidal là sự sưng và đỏ lên của amidal, một mô mềm nằm ở phía sau miệng.

Viêm dây thanh âm là sưng và đỏ lên của dây thanh âm, hay thanh quản.

[toc]

Triệu chứng của đau họng thay đổi tùy theo nguyên nhân của nó là gì. Có thể là cảm giác:

  • Khó chịu
  • Nóng
  • Khô
  • Đau buốt
  • Kích thích
  • Khó chịu

Cũng có thể đau nhiều hơn nếu như bạn nuốt hoặc nói chuyện. Họng hay amidal của bạn cũng có thể ửng đỏ lên.

Đôi khi, một mảng trắng hoặc một khoảng trắng có mủ sẽ hình thành trên amidal. Mảng trắng thường do nhiễm vi khuẩn Streptococcus hầu họng hơn là do nhiễm virus hầu họng.

Triệu chứng của đau họng có thể là:

  • Nghẹt mũi
  • Chảy nước mũi
  • Hắt xì
  • Ho
  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Sưng tuyến ở cổ
  • Khàn tiếng
  • Ê ẩm mình mẩy
  • Đau đầu
  • Nuốt đau
  • Chán ăn

đau họng

8 NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU HỌNG

Nguyên nhân gây đau họng được xếp từ nhiễm khuẩn cho tới chấn thương. Sau đây là 8 nguyên nhân thường gặp nhất gây đau họng

  1. Cảm, cúm hay nhiễm virus

Virus chiếm khoảng 90% nguyên nhân gây đau họng. Trong số những virus có thể là nguyên nhân gây đau họng gồm:

  • Cảm
  • Cúm
  • Bạch cầu đơn nhân, một loại nhiễm khuẩn lây truyền qua nước bọt
  • Sởi, một loại bệnh có thể gây ra sốt và phát ban
  • Thủy đậu, một loại nhiễm trùng gây ra sốt, ngứa ngáy và nổi mụn nước
  • Quai bị, một loại nhiễm trùng gây ra sưng tuyến mai tai ở vùng cổ
  1. Nhiễm vi khuẩn Streptococcus và những loại vi khuẩn khác

Nhiễm vi khuẩn cũng có thể gây đau họng. Vi khuẩn thường gặp nhất là Streptococcus hầu họng, một loại nhiễm khuẩn ở vùng họng và amidal gây ra bởi vi khuẩn Streptococcus nhóm A.

Strep hầu họng gây ra gần 40% đau họng ở trẻ em. Viêm amidal, nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục giống lậu cầu và Chlamydia cũng có thể gây đau họng.

  1. Dị ứng

Khi hệ miễn dịch phản ứng lại với chất gây kích ứng như phấn hoa, cỏ và lông thú nuôi, hệ miễn dịch có thể phóng thích ra các chất hóa học gây ra triệu chứng như nghẹt mũi mũi, chảy nước mắt, hắt xì và kích thích vùng họng.

Tăng tiết nhầy quá mức ở vùng mũi làm nước mũi chảy xuống phía sau và tới hầu họng, nó cũng có thể kích thích hầu họng

  1. Không khí khô

Không khí quá khô có thể hút hết độ ẩm từ miệng và họng, khiến chúng ta có cảm giác khô và khó chịu. Không khí khô ví dụ như lúc máy sưởi đang chạy vào những tháng mùa đông

  1. Thuốc lá, chất hóa học và những yếu tố kích thích khác.

Nhiều chất hóa học khác nhau và những chất khác trong môi trường kích thích lên họng, bao gồm:

  • Xì gà, thuốc lá
  • Ô nhiễm không khí
  • Các chất tẩy rửa và những chất hóa học khác
  1. Chấn thương

Một chấn thương như bị đấm vào vùng cổ có thể gây ra đau ở trong cổ họng. Hay mắc kẹt thức ăn trong họng cũng có thể gây kích thích và đau đớn.

Liên tục lạm dụng quá mức dây thanh âm và cơ ở vùng hầu họng. Bạn có thể bị đau họng sau khi la thét, nói quá lớn hoặc ca hát trong một thời gian dài. Đau họng là một than phiền thường hay gặp nhất ở những những thầy giáo dạy thể dục, những người thường xuyên phải la rất lớn.

  1. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Trào ngược dạ dày thực quản là một tình trạng mà trong đó acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản – một ống nối giữa miệng và dạ dày.

Acid làm nóng thực quản và hầu họng, gây ra triệu chứng như hợ hơi ợ chua và trào ngược acid, thậm chí có thể trào lên tới miệng.

  1. Khối u

Một khối u ở hầu họng, thanh quản hay lưỡi rất ít gây ra đau họng. Một khi đau họng là triệu chứng báo hiệu của một khối u, nó thường không khỏi sau một vài ngày.

đau họng

CHỮA ĐAU HỌNG TẠI NHÀ

Bạn có thể chữa trị hầu hết các trường hợp đau họng tại nhà. Nghỉ hơi hợp lý để giúp hệ miễn dịch có thời gian chống lại những nhiềm trùng vùng hầu họng.

Để giảm đau họng hơn, bạn nên:

  • Súc miệng với nước ấm pha chung với ½ hoặc 1 thìa café muối.
  • Uống nước ấm cũng giúp dễ chịu ở họng hơn, như là trà ấm pha với mật ong, nước hầm thịt, nước chanh ấm. Trà thảo dược giúp dịu cơn đau họng rất tốt.
  • Làm lạnh họng bằng cách ăn một món lạnh như ăn kem que hoặc kem lạnh
  • Ngậm kẹo cứng.
  • Máy phun sương có thể giúp không khí ẩm hơn
  • Hạn chế nói lớn cho đến khi cổ họng cảm thấy đỡ đau hơn.

Tóm lại: Hầu hết đau họng có thể chữa trị tại nhà. Nước ấm hoặc thực phẩm lạnh giúp làm dịu cơn đau đi. Máy phun sương có thể làm ẩm không khí và giảm khô miệng.

đau họng

KHI NÀO CẦN ĐẾN GẶP BÁC SĨ

Đau họng có thể gây ra bởi nhiều loại virus và thường tự hết từ 1 đến 7 ngày. Và có một vài trường hợp cần phải điều trị.

Đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn có bất cứ những khả năng sau đây là triệu chứng nghiêm trọng:

  • Đau dữ dội ở họng
  • Gây khó khăn khi nuốt
  • Khó khăn khi thở hoặc đau mỗi khi thở
  • Đau đớn khi mở miệng
  • Đau khớp
  • Sốt cao hơn 380C
  • Đau hoặc cứng cổ
  • Đau tai
  • Có máu trong nước bọt
  • Đau họng kéo dài hơn 1 tuần

Tóm lại: hầu hết đau họng sẽ tự khỏi trong vòng vài ngày. Nhiễm khuẩn như Streptococcus hầu họng cần phải được điều trị với kháng sinh. Đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn có những triệu chứng như khó khăn khi nuốt, thở, cứng cổ và sốt cao.

CHẨN ĐOÁN ĐAU HỌNG

Bác sĩ chẩn đoán Streptococcus hầu họng dựa vào triệu chứng, thăm khám vùng hầu họng và xét nghiệm vi khuẩn Streptococcus. Với những đau họng không rõ chẩn đoán, bạn nên đến gặp các chuyên gia về tai mũi họng.

đau họng

THUỐC

Thuốc không kê đơn như giảm đau, thuốc xịt và thuốc ngậm có thể làm dịu cơn đau. Thuốc giảm acid dạ dày có thể hỗ trợ giảm đau họng trong trào ngược dạ dày thực quản.

Kháng sinh điều trị đau họng gây ra bởi vi khuẩn như Streptococcus hầu họng. Bạn cần phải điều trị Streptococcus hầu họng nhằm phòng ngừa những biến chững nguy hiểm. Uống đầy đủ liều kháng sinh, ngay cả khi bạn đã cảm thấy ổn hơn.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.

Leave a Comment

Scroll to Top