[toc]
1. Một số lưu ý khi cho trẻ bú
- Nên cho trẻ bú sớm trong những giờ đầu sau sinh. Trường hợp không bên cạnh con, có thể dùng máy hút sữa. Sữa non xuất hiện vào những ngày đầu sau sinh, chứa đủ thành phần thiết yếu cho trẻ, bú sớm giúp kích thích bài tiết nhiều sữa hơn. Không nên cho trẻ ăn thực phẩm khác, đặc biệt là sữa bột khi sữa chưa về. Trẻ bú sữa ngoài sẽ làm mẹ giảm tiết sữa, không đủ sữa nuôi con, và trẻ có thói quen “lựachọn”, chỉ sữa ngoài mà không chịu bú mẹ.
- Trẻ cần được bú theo nhu cầu, bú khi trẻ muốn. Số lần bú phụ thuộc vào kích cỡ dạ dày, nhu cầu của trẻ, thường khoảng 8-12 lần/ngày ở trẻ sơ sinh
- Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, không cần bổ sung thực phẩm khác vì sữa mẹ cung cấp đẩy đủ chất cho nhu cầu trẻ 6 tháng đầu đời. Sau 6 tháng, kết hợp ăn dặm với bú mẹ
- Vệ sinh sạch sẽ vú, lau sạch trước khi cho bú
- Cho trẻ bú hết một bên vú rồi mới chuyển sang bên kia để đảm bảo trẻ được bú cả sữa đầu và sữa cuối dòng. Trung bình thời gian bú từ 10-20 phút.
- Sau khi trẻ bú xong, nên vắt hết sữa còn lại trong bầu vú, cho trẻ ở tư thế đầu cao 5-10 phút để tránh nôn trớ
2. Đối tượng nào không nên cho trẻ bú:
- Mẹ có tiền căn sinh con bị rối loạn chuyển hóa carbohydrate bẩm sinh, mẹ bị viêm/ápxe vú, HIV, lao tiến triển/chưa điều trị dứt, mẹ ung thư vú, đang dùng thuốc (thuốc trị ung thư, ức chế miễn dịch, một số loại kháng sinh: chloramphenicole, doxycycline, tetrecyclin, cotrimoxazole, metronidazole, thuốc nội tiết…)
- Trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch
3. Dấu hiệu trẻ đòi bú
Quấy khóc là một dấu hiệu đòi ăn muộn của trẻ vì đói. Thay vì đợi đến khi trẻ quấy khóc, mẹ nên nhận ra dấu hiệu bé đòi bú sớm:
- Xoay xở, không nằm yên.
- Há miệng và quay đầu sang hai bên, tìm vú mẹ
- Rúc người vào ngực mẹ
- Đưa lưỡi ra vào.
- Nút lưỡi
- Mút ngón tay hoặc mút nắm tay.
4. Hướng dẫn mẹ cho con bú đúng cách
Bế đúng tư thế cho bú:
- Đầu và thân trẻ ở trên cùng một đường thẳng.
- Mặt trẻ đối diện với vú và môi trẻ đối diện với núm vú.
- Thân trẻ sát vào người mẹ.
- Trẻ phải được nâng đỡ dưới mông
Hướng dẫn bà mẹ giúp trẻ ngậm bắt vú đúng
Ngón tay cái mẹ để trên vú, các ngón tay còn lại tựa vào ngực phía dưới vú, ngón tay trỏ nâng vú. Chạm vú vào môi trên bé, đợi đến khi miệng bé mở rộng thì đưa vú vào sao cho môi dưới của bé ở dưới núm vú
Dấu hiệu trẻ ngậm bắt vú đúng
- Miệng trẻ mở rộng
- Núm vú nằm hoàn toàn trong miệng
- Môi dưới trề ra ngoài
- Cằm trẻ chạm vào vú mẹ
- Nhìn thấy quầng vú ở phía trên còn nhiều hơn ở phía dưới
Các tư thế cho trẻ bú:
Cách nhận biết trẻ bú có hiệu quả và đủ sữa
- Trẻ mút chậm và sâu
- Khi trẻ bú không nghe tiếng mút vú phát ra
- Trẻ mút chậm rãi, thỉnh thoảng dừng lại nuốt sữa rồi bú tiếp.
- Mỗi lần cho trẻ bú kéo dài chừng nào trẻ còn muốn bú cho đến khi trẻ tự nhả vú ra.Bú hết sữa ở một bên vú rồi mới chuyển sang bên kia và ngược lại ở lần bú sau. Mẹ không nên dứt vú ra khi trẻ vẫn muốn bú. Nếu một lần bú kéo dài hơn 30 phút hoặc các lần bú quá gần (chỉ cách nhau 1-1,5 tiếng) là dấu hiệu trẻ không được ngậm bắt vú đúng và bú không có hiệu quả
Để kiểm tra trẻ bú đủ sữa không thì phải kiểm tra:
- Theo dõi cânnặng
- Nếu trẻ đi tiểu ít nhất 6 lần trong vòng 24 giờ, đó là dấu hiệu của bú mẹ đủ (trong 2 ngày đầu khi bú sữa non thì chỉ làm ướt 1-2 tã/ngày).
Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/
Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.