Bầm mắt gây ra bởi chảy máu dưới vùng da xung quanh mắt. Đa số chấn thương gây bầm mắt là những chấn thương không nghiêm trọng. Nhưng bầm mắt có thể dấu hiệu của một tổn thương trầm trọng hơn, như tổn thương bên trong nhãn cầu hay gãy những xương mỏng trong ổ mắt. Bệnh nhân bị vỡ xương sọ có thể có nhìn đôi, bầm cả hai mắt (dấu mắt gấu trúc) hay chảy máu từ mũi.
Nội dung bài viết
ẩn
1. Điều trị triệu chứng:
- Chườm lạnh vào vùng mắt bị bầm. Dùng lực nhẹ, đặt một túi hay vải bọc đá lên vùng da xung quanh mắt bị bầm, tránh đè trực tiếp lên mắt. Chườm lạnh càng sớm càng tốt sau chấn thương để giảm sưng. Lặp lại vài lần mỗi ngày trong 1 đến 2 ngày đầu.
- Nếu đau, bạn có thể dùng acetaminophen (Panadol). Không dùng aspirin hay ibuprofen vì chúng có thể làm chảy máu tăng.
2. Tìm kiếm sự trợ giúp y tế:
Tìm đến bác sĩ để đảm bảo rằng không làm nặng thêm tổn thương mắt.
Gặp bác sĩ ngay, nếu:
- Thấy mờ mắt, nhìn đôi, hay mất thị lực.
- Cảm giác đau trầm trọng.
- Nghi ngờ có tổn thương mắt nặng.
- Nếu thấy có chảy dịch hay máu trong mắt.
- Nhãn cầu hay tròng đen của mắt trông bất thường.
- Rách vùng da quanh mắt hay mí mắt.
3. Theo dõi:
- Tiếp tục chườm đá vài lần mỗi ngày trong 1 đến 2 ngày đầu.
- Sau đó, chườm ấm thay cho chườm đá vùng bị bầm. –
- Tùy thuộc vào chấn thương, bác sĩ có thể kê thêm thuốc nhỏ mắt và yêu cầu khám thêm với bác sĩ nhãn khoa.