TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU:
Bệnh gây lé mắt vào phía trong kèm với song thị.
LIỆT DÂY THẦN KINH VI RIÊNG LẺ:
- Xơ cứng rải rác;
- Viêm trục thần kinh do siêu vi;
- Giang mai thần kinh;
- Phình mạch trong sọ;
- Đái tháo đường;
- Tăng áp lực trong sọ: liệt một bên hoặc hai bên không có giá trị chẩn đoán khu trú.
LIỆT DÂY THẦN KINH VI KÈM VỚI NHIỀU DẤU HIỆU THẦN KINH KHÁC:
- Với liệt dây thần kinh III và mất cảm giác giác mạc: hội chứng khe bướm và hội chứng bướm – hang:
. Khối u, u màng não của cánh nhỏ xương bướm;
. Phình động mạch cảnh trong;
- Với liệt nửa người hoặc liệt nhẹ nửa người phía bên đối diện, và thường liệt dây thần kinh VII: hội chứng Millard – Gubled:
. Tai biến mạch cầu não;
. Khối u hố sau;
- Với hội chứng góc cầu – tiểu não, điếc, dây VII, dây V, dấu hiệu tiểu não:
. U dây thần kinh VIII;
. U màng não;
- Với đau hoặc mất cảm giác của dây thần kinh sinh ba: hội chứng Gradenigo, tổn thương chóp xương đá (khối u hoặc viêm xương).
LIỆT MẮT PHỨC TẠP: liệt hai dây thần kinh VI, liệt hai dây thần kinh III, hoặc liệt chức năng: (xem bài: Liệt mắt phức tạp).
- Liệt dây VI cộng với liệt phình ngang:
. Xơ cứng rải rác,
. Khối u cầu não,
. Bệnh não Gayet – Wernicke;
- Nhược cơ: liệt giả thay đổi giờ này sang giờ khác, nói giọng mũi, mỏi hàm khi nhai.
LIỆT MẮT TÁI ĐI TÁI LẠI VÀ LUÂN PHIÊN: liệt một dây thần kinh III, liệt một dây thần kinh VI:
. Đái tháo đường;
. Xơ cứng rải rác (kết hợp với viêm dây thần kinh thị giác có giá trị để chẩn đoán);
. Giang mai.
Có trường hợp liệt vận nhãn tái đi tái lại và luân phiên xảy ra ở người trưởng thành hoặc ở thanh niên, mà nguyên nhân chưa được biết.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/
Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.