MẸ ĐANG CHO CON BÚ NÊN ĂN NHỮNG GÌ THÌ TỐT

Sữa mẹ là thực phẩm tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thành phần trong sữa mẹ đủ cung cấp các chất, đáp ứng nhu cầu trẻ cần trong sáu tháng đầu đời. Bên cạnh đó, sữa mẹ cung cấp cho trẻ kháng thể, giúp chống lai bệnh tật. Trẻ được khuyến khích bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầuChính vì sữa mẹ là nguồn sữa tuyệt vời cho trẻ, cần phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng để có nguồn sữa tốt cho trẻ. Dưới đây là các lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ cho con bú.

[toc]

Phụ nữ cho con bú tăng nhu cầu năng lượng khoảng 500 calo/ngày so với phụ nữ bình thường, tăng nhu cầu với hầu hết các chất dinh dưỡng.Vì vậy việc ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và đa dạng là hết sức cần thiết.

Ăn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng

Điều quan trọng là ăn nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng, đa dạng để đảm bảo trẻ được cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết. Dưới đây là một số thực phẩm bổ dưỡng mẹ nên ăn khi cho con bú:

  • Cá và hải sản: Cá hồi, cá mòi, rong biển, nghêu sò, tôm, cua.
  • Thịt: Thịt bò, thịt cừu, thịt lợn và nội tạng (ví dụ gan).
  • Trái cây và rau quả: Quả mọng (dâu, việt quất), cà chua, bắp cải, tỏi và bông cải xanh, các loại rau quả khác…
  • Các loại hạt và hạt: Hạnh nhân, quả óc chó, hạt chia.
  • Các loại thực phẩm khác: Trứng, yến mạch, khoai tây.

Ngoài ra, tránh thực phẩm chế biến sẵn vì chúng thường có lượng calo cao, nhiều đường, chất bảo quản và chất béo không tốt cho sức khỏe.

Đảm bảo chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng

Các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ có thể được phân thành hai nhóm, tùy thuộc vào mức độ chúng được tiết vào sữa. Nhóm 1: lượng chất dinh dưỡng có trong trong sữa mẹ phụ thuộc vào chế độ ăn uống, trong khi nhóm 2 được tiết vào sữa mẹ bất kể lượng ăn vào hay tình trạng sức khỏe.

  • Chất dinh dưỡng nhóm 1và một số nguồn thực phẩm phổ biến:

Vitamin B1: Cá, thịt lợn, hạt, và bánh mì.

Vitamin B2: Phô mai, hạnh nhân, các loại hạt, thịt đỏ, cá béo và trứng.

Vitamin B6: Cá, thịt gia cầm, thịt lợn, chuối và trái cây khô.

Vitamin B12: Nghêu sò, tôm, cua, gan, cá béo, cua và tôm.

Choline: Trứng, gan bò, gan gà, cá và đậu phộng.

Vitamin A: Khoai lang, cà rốt, rau xanh đậm, nội tạng và trứng.

Vitamin D: Cá béo, một số loại nấm và thực phẩm tăng cường.

Selenium: Hải sản, cá, lúa mì và hạt.

Iốt: Rong biển khô, sữa và muối iốt.

Lượng chất dinh dưỡng nhóm 1 giảm đáng kể trong sữa mẹ nếu bị thiếu từ chế độ ăn uống của mẹ.Vì vậy, mẹ cần cung cấp đủ lượng chất dinh dưỡng này từ chế độ ăn uống hoặc thuốc bổ sung.

  • Chất dinh dưỡng nhóm 2 và một số nguồn thực phẩm phổ biến:

Folate: Đậu, đậu lăng, rau xanh, măng tây và bơ.

Canxi: Sữa, sữa chua, phô mai, rau xanh và các loại đậu.

Sắt: Thịt đỏ, thịt lợn, thịt gia cầm, hải sản, đậu, rau xanh và trái cây khô.

Đồng: Nghêu sò, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, đậu, nội tạng và khoai tây.

Kẽm: Hàu, thịt đỏ, thịt gia cầm, đậu, các loại hạt và sữa.

Nếu chế độ ăn thiếu các chất nhóm 2, cơ thể sẽ lấy các chất dinh dưỡng này từ kho dự trữ sẵn có trong cơ thể và tiết vào sữa mẹ. Dần dần, nguồn dự trữ sẽ cạn kiệt, dẫn đến thiếu chất.

Một số thực phẩm bổ sung có lợi cho bà mẹ cho con bú

Bao gồm:

  • Vitamin tổng hợp
  • Vitamin B12
  • Omega-3 (DHA): là một axit béo, chủ yếu được tìm thấy trong hải sản, cá béo và tảo. DHA là một thành phần quan trọng trong hệ thống thần kinh trung ương, da và mắt. DHA rất quan trọng cho sự phát triển và hoàn thiện chức năng não bộ và thị lực của trẻ.
  • Vitamin D: chủ yếu được tìm thấy trong cá béo, dầu gan cá và thực phẩm bổ sung. Vitamin D rất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là xương và hệ miễn dịch.Vitamin D thường chỉ xuất hiện với lượng thấp trong sữa mẹ. Thiếu vitamin D gây hậu quả nghiêm trọng: yếu cơ, còi xương và tăng nguy cơ gãy xương, gây co giật.

Một số lời khuyên khác

  • Uống nhiều nước (1.5 – 2 l/ngày), nước hoa quả
  • Hạn chế thức ăn nhiều gia vị, vì có thể ảnh hưởng mùi vị của sữa mẹ
  • Hạn chế chất kích thích, cà phê, trà, rượu, thuốc lá
  • Nếu có vấn đề về sức khỏe nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc
  • Tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc
  • Không cần kiêng khem quá mức, có thể ăn hầu hết các loại thực phẩm nhưng với lượng hợp lý
  • Chăm sóc 2 bầu vú: vệ sinh bầu vú sạch trước và sau khi cho con bú bằng nước ấm, không rửa bằng cồn, xà phòng…Không mặc áo ngực quá chặt.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.

Leave a Comment

Scroll to Top