3. Sự điều hòa sản xuất hồng cầu
3.1. Nơi sản sinh hồng cầu
Hồng cầu được sinh sản ngay từ trong bào thai, nhưng từ lúc còn trong bào thai cho tới lúc cơ thể trưởng thanh, hồng cầu được sản xuất ở những cơ quan khác nhau.
Trong những tuần đầu của phôi, hồng cầu được sinh ra ở lá thai giữa. Đó là những hồng cầu to, gọi là nguyên hồng cầu.
Từ tháng thứ hai trở đi gan, lách và hạch lympho sinh ra hồng cầu có nhân . Từ tháng thứ năm trở đi cho tới khi thai lọt lòng, phát triển, trưởng thành.,, tủy xương là nơi duy nhất sản sinh ra hồng cầu. Ở trẻ em dưới 5 tuổi, tủy của tất cả các xương đều có khả năng sinh hồng cầu. Sau đó, tủy của xương dài dần dần mỡ hóa gọi là tủy vàng, không sinh hồng cầu nữa. Sau 20 tuổi chỉ có tủy các xương dẹp như xương ức, xương sườn, xương sống, xương sọ… là nơi sân sinh hồng cầu. Sự sản sinh hồng cầu của những tủy xương này cũng giảm dần khi tuổi tăng lên. Vì vậy ở những người cao tuổi thường thiếu máu nhẹ.
3.2. Sự sản sinh hồng cầu
Bình thường tủy xương sản xuất mỗi ngày từ 0,5 – 1 .phần trăm hồng cầu, để thay thế 1 phần trăm hồng cầu chết mỗi ngày trong máu ngoại vi và trong lách.
Khi có nhu cầu (bệnh huyết tán nặng) tủy xương có thể tăng sản xuất gấp 6 – 8 lần so với bình thường.
Hồng cầu non là những tế bào có nhân, dần dần các nhân đông đặc và teo lại. Đến giai đoạn nguyên hồng cầu ưa axít, nhân tế bào lệch về một phía rồi bị đẩy ra ngoài, tế bào trở thành hồng cầu lưới với mạng lưới nội bào bắt màu kiềm. Hồng cầu lưới xuyên mạch ra máu ngoại vi, sau 24 giờ mạng lưới biến mất, hồng cầu lưới trở thành hồng cầu trưởng thành. Tỷ lệ hồng cầu lưới trong máu ngoại vi khoảng 0,7 – 0,9 phần trăm tổng số hồng cầu.
Sự tổng hợp hemoglobin bắt đầu từ giai đoạn nguyên hồng cầu ưa kiềm và ngày càng tăng dần. Đến giai đoạn nguyên hồng cầu ưa axít, nồng độ hemoglobin trong hồng cầu đạt mức bão hòa (34%)
3.3. Các chất cần thiết cho sự thành lập hồng cầu
3.3.1. Bn
Bn cần thiết để biến đổi ribonucleotit (ribonucleotide) thành deoxyribonucleotìt (deoxyribonucleotide), một trong những giai đoạn quan trọng trong sự tạo thành ADN. Do đó, thiếu Bn sẽ ngăn chặn sự phân chia tế bào và sự trưởng thành của nhân.
Đốì với sự sản xuất hồng cầu, thiếu Bn sẽ gây ức chế sự sản xuất hồng cầu. Các tế bào nguyên hồng cầu (erythroblast) của tủy xương trở nên lớn hơn binh thường, được gọi là hồng cầu non lớn (megaloblaste) và hồng cầu trưởng thành có kích thước lớn được đặt tên là đại hồng cầu (macrocyte), hình quả trứng lớn không đồng đều. Các đại hồng cầu sau khi vào máu tuần hoàn có khả năng chuyên chở oxy, nhưng do chứng dễ bị bể, nên gây thiếu máu ác tính.
Trong bệnh thiếu máu ác tính, không phải do thiếu B trong thức ăn mà đo cơ thể không hấp thu được Bn vì dạ dày thiếu sự bài tiết yếu tố nội tại (là chất tiết ra từ phần đáy và thân dạ dày, bản chất là mucopolysacarit (mucopolysaccharide) hoặc mucopoỉypeptit (muco polypeptide).
Yếu tố nội tại (intrinsic factor) sẽ kết hợp với Bn để tạo thành một hợp chất thích ứng trong cơ chế hấp thu ở ruột. Cơ chế đó được thực hiện như sau:
- Đầu tiên, yếu tố nội tại kết hợp một cách chặt chẽ với Bn . Trong sự liên kết này Bn sẽ được bảo vệ khỏi sự phá hủy của các men ở ruột.
- Tiếp đến, cũng trong dạng kết hợp này Bn và yếu tố nội tại dính vào màng của tế bào niêm mạc ruột.
- Cuối cùng Bn và yếu tố nội tại được chuyển vào trong tế bào trong các túi đơn bào và khoảng 4 giờ sau đó các Bn tự do được phóng thích vào máu.
- Sau khi Bn được hấp thu từ bộ máy tiêu hóa, nó sẽ được dự trữ trong gan, và chúng sẽ được phóng thích ra một cách từ từ khi tủy xương hoặc các mô khác của cơ thể cần đến Bn.
Lượng Bp cần thiết mỗi ngày để duy trì sự trưởng thành bình thường của hồng cầu dưới 1 microgam, trong khi đó gan có khả năng dự trữ số lượng Bn khoảng 1000 lần nhiều hơn. Chính vì vậy khi thiếu Bn trong nhiều tháng mới có thể gây tình trạng thiếu máu ác tính này (ví dụ: Trong trường hợp bệnh nhân bị teo niêm mạc dạ dày, hoặc cắt bỏ dạ dày toàn bộ mà không chích Bp thường xuyên).
3.3.2. Axit folic
Axít folic là một vitamin tan trong nước, có nhiều trong rau cải xanh, óc, gan, thịt. Hàng ngày cần 50 – 100 microgam.
Axít folic cần thiết cho sự trưởng thành các hồng cầu do tăng sự methyl hóa quá trình thành lập ADN. Sự hấp thu axít folic ở ruột, nhưng chủ yếu là ở hỗng tràng dưới thể monoglutamat.
3.3.3. Chất sắt
Sắt là một chất quan trọng trong sự thành lập Hb, sắt được hấp thu ở phần trên của bộ máy tiêu hóa, chủ yếu là ở tá tràng, sắt được hấp thu bằng cơ chế chủ động, sắt được hấp thu dưới dạng nhị (Fe++: ferrous ion) hơn là ở dạng tam (Fe+++: ferric ion) Do đó, để trị bệnh thiếu máu do thiếu Fe, người ta thường dùng thuốc viên dưới dạng sắt nhị.
Sự chuyên chở và dự trữ chất sắt trong cơ thể theo cơ chế sau. Khi chất sắt được hấp thu từ ruột, nó nhanh chóng kết hợp với 3-globulin để tạo thành transferrin. Dưới dạng này, sắt kết hợp một cách lỏng lẻo với phân tử globulin, và kết quả là nó dễ dàng phóng thích khi các mô của cơ thể cần.
Chất sắt dư thừa trong máu sẽ được dự trữ trong hầu hết các tế bào của cơ thể, đặc biệt là trong tế bào gan. 60 phần trăm số sắt dư sẽ được dự trữ ở gan, tại đây nó kết hợp với apoferritin để tạo thành ferritin. Khi lượng sắt trong huyết tương giảm thấp, sắt từ ferritin được chuyên chở đến những phần cơ thể cần thiết.
Sắt tham gia vào thành phần hem, nên thiếu sắt sẽ gây thiếu máu nhược sắc. Nhu cầu sắt mỗi ngày khoảng 0,6 mg. Ở phụ nữ do mất máu kinh nguyệt nên nhu cầu chất sắt cao hơn (1,3 mg/ngày)
3.3.4. Erythropoietin
Được tạo ra từ yếu tố tạo hồng cầu của thận (REF: renal erythropoietic factor) phản ứng với một globulin của huyết tương, kích thích tủy xương tạo hồng cầu. Cholin và thymidin cần thiết để tạo thành chất nền và màng hồng cầu.
4. Bảo quản hồng cầu để truyền máu
Muốn dự trữ máu để truyền, ngườị ta chú ý bảo quản hồng cầu là thành phần chủ yếu
nhằm bảo đảm hô hấp cho người nhận máu.
Ngoài chất chống dông máu (Na citrat) người ta còn cho thêm vào máu một lượng muối khoáng, đường glucoz và một chất diệt khuẩn. Máu được bảo quản trong nhiệt độ từ 4 – 6°c. Máu dự trữ có thể sử dụng trong một tháng nhưng tốt nhất trong thời gian 2 tuần đầu. Máu để lâu sẽ có sự biến đổi: glucoz được huyết cầu tiêu thụ sản sinh ra axít lactic, chất này tích lũy lại làm cho pH của máu chuyển dần sang pH axít, và ion K+ trong hồng cầu thoát ra ngoài huyết tương, hồng cầu bị bể không sử dụng được.