NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT VỀ SINH LÍ CỦA BẠCH CẦU (PHẦN 1)

Bạch cầu là những tế bào có nhân được tạo thành trong tủy xương. Sau khi được tạo thành bạch cầu được hai thông trong máu tuần hoàn để tham gia bảo vệ cơ thể.

1. Số lượng và công thức bạch cầu

1.1. Số lượng bạch cầu

Số lượng bạch cầu ở người trưởng thành bình thường khoảng 7000 – QOOO/mnV máu ở nam và 6000 – SOOO/mnV ở nữ. ở trẻ em và phụ nữ có thai số lượng bạch cầu cao hơn. Số lượng bạch cầu tăng trong các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, đặc biệt tăng cao trong bệnh bạch huyết cấp hoặc mạn tính. Số lượng bạch cầu giảm trong trường hợp bị nhiễm độc, nhiễm xạ, trong bệnh suy tủy.

1.2. Công thức bạch cầu

Có nhiều loại công thức bạch cầu khác nhau, tùy theo mục đích thăm dò nghiên cứu, người ta có thể dùng những tiêu chuẩn khác nhau để phân loại công thức bạch cầu. Sau đây là hai loại công thức bạch cầu thường được sử dụng.

1.2.1. Công thức thông thường:

Là tỷ lệ phần trâm trung bình giữa các loại bạch cầu trong máu. Công thức này giúp ta tìm hướng xác định nguyên nhân bệnh. Ở người Việt Nam trưởng thành bình thường có công thức bạch cầu như sau:

  • Bạch cầu trung tính: 60 – 66% (neutrophil)
  • Bạch cầu ưa axít: 2-11% (eosinophil)
  • Bạch cầu ưa baz: 0,5 – 1% (basophil)
  • Mono bào: 2 – 2,5% (monocyte)
  • Lympho bào: 20 – 25% (lymphocyte).

Sự thay đổi công thức bạch cầu cho ta nhiều ý nghĩa quan trọng. Ví dụ:

  • Bạch cầu trung tính

Tăng trong các trường hợp nhiễm trùng cấp như viêm ruột thừa, viêm phổi.

Giảm trong những trường hợp: nhiễm độc kim loại nặng nhưPb, As, suy tủy, nhiễm siêu vi (quai bị, cúm, sởi…)

  • Bạch cầu ưa axít

Tăng trong trường hợp dị ứng, bệnh ký sinh trùng, các bệnh ngoài da…

Giảm trong trường hợp bị kích động, chấn thương tâm lý, dùng thuốc ACTH, cortisol…

  • Bạch cầu ưa baz

Tăng trong bệnh bạch cầu tủy.

Giảm trong dị ứng cấp, dùng ACTH.

  • Mono bào

Tăng trong các bệnh nhiễm khuẩn mạn tính như lao

  • Lynipho bào

Tăng trong ung thư máu, nhiễm khuẩn máu, ho gà, sởi, lao…

Giảm: thương hàn nặng, sốt phát ban…
Ngoài sự thay đổi về tỷ lệ các loại bạch cầu, người ta còn nhận thấy có sự thay đổi về hình thái các bạch cầu (xuất hiện các tế bào bất thường)

Bất thường về vị trí

Bất thường về hình dạng: trong bệnh nhiễm khuẩn có bạch cầu đơn nhân có hình dạng khác thường

1.2.2. Công thức Arneth

Arneth nghiên cứu bạch cầu đa nhân trung tính nhận thấy rằng bạch cầu càng già nhân càng chia nhiều múi. Vì vậy công thức này giúp người ta thăm dò tốc độ sinh sản và phá hủy của bạch cầu.

Công thức Arneth ở người Việt Nam trưởng thành bình thường là:

  • Nhân có 1 múi: 2 – 4,5%
  • Nhân có 2 múi: 21 – 29%
  • Nhân có 3 múi: 36 – 42%
  • Nhân có 4 múi: 21 – 26%
  • Nhân có 5 múi: 3 – 10%

2. Đặc tính của bạch cầu

2.1. Tính xuyên mạch

Bạch cầu cọ thể chui xuyên qua những khe hở giữa các tế bào nội mô của mao mạch, để vào các tổ chức quanh mao mạch, mặc dù những lỗ nhỏ đó có kích thước nhỏ hơn bạch cầu nhiều lần. Bạch cầu xuyên mạch để đến những nơi hấp dẫn chúng, chủ yếu là các ổ viêm.

2.2. Tính chuyển động bằng chân giả

Mỗi khi có kích thích tại một nơi nào đó trong cơ thể (kích thích hóa học…) bạch cầu chuyển động bằng cách thò các tua bào tương, gọi là chân giả bố đến tập trung tại địa điểm bị kích thích. Bạch cẩu có thể chuyển động với vận tốc trên 40mm/phút (tức là mỗi phút di chuyển đoạn đường gâp 3 lần chiều dài của bạch cầu).

2.3. Tính ứng hóa động

Một số chất khác nhau của mô tiết ra, có khả năng làm bạch cầu di chuyển tới gần, hay tránh xa khỏi chất đó. Hiện tượng này gọi là hóa ứng động (chemotaxis). Những sản phẩm hủy hoại trong mô viêm, đặc biệt polysacarit (polysaccharide) của mô, các sản phẩm bổ thể có thể làm bạch cầu trung tính di chuyển tới chỗ viêm. Một số độc tố của vi khuẩn cũng có thể gây hóa ứng động, trong đó một số độc tố gây hóa ứng động dương tính, tức là lôi cuốn các bạch cầu về phía độc tố, ngược lại một số độc tố khác gây hóa ứng động âm tính, tức là đẩy bạch cầu ra khỏi nguồn độc tố.

2.4. Tính thực bào

Những nơi viêm là nơi tập trung nhiều bạch cầu, tại đó bạch cầu thò chân giả bắt giữ các vi khuẩn và mảnh tế bào chết. Khi các vật lạ đó lọt vào bào tương của bạch cầu như một túi thực bào, các men của bạch cầu sẽ tiêu hóa chúng. Sự thực bào là chức năng quan trọng nhất của bạch cầu đa nhân trung tính và đại thực bào. Sự bắt giữ vi khuẩn của tế bào thực bào tùy thuộc một số yếu tố sau:

  • Nếu bề mặt của vật lạ thô nhám, gồ ghề thì dễ bắt giữ.
  • Tích điện trái dấu: bề mặt của tế bào thực bào mang điện tích ậm, các vật lạ thường tích điện dương, nên dễ bắt.
  • Nếu vật lạ được bao bằng bổ thể, tức là được opsonin hóa, thì dễ bị bắt giữ, và làm tăng khả năng thực bào lên gấp hàng trăm lần.

Các đại thực bào (macrophage) có nguồn gốc từ các mono bào, có khả năng thực bào mạnh hơn bạch cầu trung tính (có khả năng thực bào nguyên một hồng cầu già hay một ký sinh trùng sốt rét, trong khi bạch cầu trung tính không thể thực bào một vật lớn hơn vi khuẩn). Các đại thực bào có khả năng thực bào mạnh vì vậy nó giữ vai trò quan trọng trong nhiễm khuẩn mạn tính. Nếu viêm mạn tính (trong trường hợp lao hay viêm vòi trứng mạn) tỷ số mono bào trong máu có thể tăng caọ đến 30%, hoặc thậm chí tới 50%. Bạch cầu chứa đựng nhiều men, có khả năng làm tiêu hủy vi khuẩn và các vật lạ mà bạch cầu bắt giữ. Các men phần lớn nằm trong các hạt lysosom của bạch cầu. Các lysosom của đại thực bào chứa các men tiêu mỡ (lipaz) giúp chúng tiêu hóa mỡ bao bọc các vi khuẩn lao, vi khuẩn cùi và một số vi khuẩn khác. Còn các bạch cầu trung tính chứa trong bào tương một số lượng lớn lysozym và phagocytin là những chất hủy diệt vi khuẩn rất mạnh.
Ngoài men thủy phân của lysosom, tế bào thực bào còn chứa cấc tác nhân có tác dụng giết vi khuẩn trước khi bị thực bào. Ví dụ: bạch cầu hạt trung tính chứa peroxyt hydro (hydrogen peroxide), chất này sau khi thấm vào túi thực bào có tác dụng giết chết vi khuẩn bằng cách oxyt hóa những chất hữu cơ của vi khuẩn.

Scroll to Top