PHÂN LOẠI VÀ TRIỆU CHỨNG:
Có rất nhiều dạng. Sau đây chỉ ghi lại vài thí dụ:
BIẾN ĐỔI ÂM SẮC, CƯỜNG ĐỘ, PHÁT ÂM, CÓ LIÊN QUAN ĐẾN BIẾN CHẤT TẠI CHỖ.
- Lời nói biến dạng do viêm lưỡi, viêm miệng, do bộ phận răng, do lưỡi to, do ung thư lưỡi;
- Giọng khàn hoặc mất tiếng do viêm thanh quản;
- Tiếng hai giọng do liệt dây thần kinh quặt ngược;
- Tắt tiếng do liệt thanh quản hai bên;
- Tiếng nói yếu và đứt đoạn do liệt hô hấp;
- Giọng nói yếu và không rõ do khô niêm mạc (bệnh cấp nặng, suy mòn, do thuốc);
- Giọng nói như chết rồi của người u sầu;
- Giọng mũi do liệt màng hầu (và do nghẹt mũi);
- Phù niêm: tiếng khàn khàn âm sắc trầm;
- Nhược cơ: tiếng khản mờ, giọng mũi, tiếng nói dần dần nhỏ đi và nhất là trong lúc mệt.
LOẠN VẬN NGÔN DO LIỆT:
- Liệt hành não (xơ cứng cột bên teo cơ);
. Liệt lưỡi;
. Phát các phụ âm không rõ ràng và người nghe không phân biệt được phụ âm này với phụ âm kia;
. Thường nói giọng mũi (liệt màn hầu);
. Giọng nói khàn khàn hoặc giọng đục, ráng sức, nói gằn từng tiếng; . Hụt hơi.
- Hội chứng liệt hành – giả:
. Tiếng nói đều đều, đơn điệu, phát âm không rõ, giọng đục, có chiều hướng mất tiếng;
. Rối loạn lưu lượng hô hấp;
. Giọng trầm trầm, “mất giọng trầm bổng”.
LOẠN VẬN NGÔN Ở NGƯỜI BỆNH PARKINSON:
. Giọng nói yếu và đều đều, đơn điệu, thường là tiếng nói run run;
. Âm sắc đục, yếu dần, thường là giọng cao;
. Nói nhanh: nói ở đầu môi một mạch không nghỉ;
. Lời nói bị nghẽn ngang, khó bắt đầu phát ngôn lại;
. Lặp lại đoạn cuối câu;
. Tối đa: tiếng nói thì thầm nghe không hiểu được.
- Chứng múa vờn đôi:
. Lời nói ngắt quãng, nói giật giật;
. Rốì loạn do các động tác đồng vận không cố ý (syncinésie involontaire, involuntary synkinesis).
- Bệnh Wilson (thoái hóa gan hình hạt đậu):
. Tiếng nói không đều, chậm, giọng trầm;
. Hô hấp co giật và nghẽn;
. Thay đổi âm vực.
Một số bệnh khó phát âm do co cứng tương ứng với loạn vận động, gồm co cứng thanh quản gây rối loạn, làm nghẽn tiếng nói.
LOẠN VẬN NGÔN CỬA TIỂU NÃO:
. Nói đột ngột, phát bùng nói dằn từng tiếng một, không đều, chậm.
LOẠN VẬN NGÔN TRONG BỆNH LIỆT TOÀN THÂN:
. Nói kéo nhựa, nói run run,
. Nói vấp, khó nói nhưng tiếng dài.
Biến chất của lời nói gần giống như trong tình trạng lẫn tâm thần, trong cơn say rượu và trong một số bệnh não (do bismuth).
MẤT NGÔN NGỮ:
- Hiếm khi mất vận ngôn riêng lẻ;
- Mất ngôn ngữ Broca:
. Ngôn ngữ giảm cực độ;
. Loạn vận ngôn: âm vị biến dạng;
. Nói lặp lại: “lời nói, bắt buộc, nói đi nói lại y như khuôn đúc”;
. Mất ngữ pháp;
- Mất ngôn ngữ Broca được tập nói lại:
. Nói từng vần, nói đứt đoạn;
. Giọng đơn điệu;
. Vẫn còn giữ được một số biến tính trong lời nói.
- Mất ngôn ngữ Wernicke:
. Không có loạn vận ngôn;
. Nhưng bệnh nhân không tìm được chữ và dùng tiếng lóng đề diễn tả; . Bệnh nhân có rối loạn trong hiểu biết ngôn ngữ, “Ngôn ngữ tự động” thường còn giữ lại tốt, hơn là ngôn ngữ cố ý và lựa chọn.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/
Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.