NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG BỆNH:
Rối loạn thăng bằng được đề cập ở đây khác với chóng mặt là cơn gây cảm giác quay cuồng. Đây là rối loạn thăng bằng thường xuyên gây ấn tượng chủ quan trạng thái không vững, không an toàn, về khách quan có chiều hướng đi lệch và té ngã.
Phải phân biệt rối loạn thăng bằng mất đứng – mất đi: không thể đứng được, đôi khi kèm với giậm chân tại chỗ (tổn thương hồi lưu – thể chai, hội chứng Parkinson, bệnh istêri) với thỉu hoặc với giảm huyết áp ở thế đứng.
Khám lâm sàng phải xác định xem trong thế đứng và dáng đi, xem coi mất thăng bằng có phải có hệ thống hay không, (lệch hướng hoặc có chiều hướng ngả về phía trước, ngả về phía sau, ngả về bên phải hoặc bên trái).
★ RỐI LOẠN THĂNG BẰNG NGUYÊN NHÂN DO TIỀN ĐÌNH:
Có thể ghi nhận những dấu hiệu khách quan tổn thương ở tiền đình:
- Rung giật nhãn cầu;
- Ngón tay trỏ lệch khi nhắm chấm đến đầu mũi;
- Dấu hiệu Romberg;
- Đi lệch hình ngôi sao khi nhắm mắt;
- Người bị bệnh tabès khi đứng hai gót chân dụm lại, nhắm mắt là bị ngả.
- Đau dài theo dây thần kính bịt lan đến gối trong thoát vị bịt bị nghẹt.
- Giảm trương lực (với phản xạ lủng lẵng), có hoặc không có tổn thương thính giác (tiếng ù tai – điếc). Tổn thương có thể ở:
- Tai trong (tổn thương mê đạo gây nhất là chóng mặt);
- Dây thần kinh thính giác: u dây thần kinh VIII;
- Nhân tiền đình hành não;
- Thân não: bệnh xơ cứng rải rác, do khôi u, do củ.
Khám chuyên khoa về mè đạo có lợi, cũng như khám toàn bộ thần kinh để tìm dấu hiệu kết hợp: cũng như liệt dây thần kinh VI kết hợp với liệt dây thần kinh VII cho hướng chẩn đoán dây thần kinh VIII góc cầu – tiểu não.
★ RỐI LOẠN THẢNG BẰNG DO TIỂU NÃO:
Các rối loạn này thuộc về triệu chứng thùy nhộng hoặc thùy giữa:
- Hai chân giạng ra (“hai bàn chân bẹt rộng ra”);
- Dao động tứ phía;
- Không gượng lại được khi bị đẩy từ trước ra sau;
- Dáng đi như người say rượu.
Có thể kèm thêm, tùy theo tính chất tổn thương tiểu não, hội chứng bán cầu tiểu não hoặc hội chứng bên: động tác không kết hợp, run cô” ý, giảm trương lực, đi lệch về phía bên phải hoặc bên trái, đi quá tầm, mất đồng vận, v.v…
- Khởi phát của khối u ở não thất bốn (u nguyên thủy bào: ỏ người trẻ);
- Khối u ở tiểu não;
- Viêm tiều não (trái rạ: thủy đậu); v.v…
★ SUY TUẦN HOÀN ĐỐT SỐNG – THÂN NỀN:
Có thề gây ra “drop – attack”: té ngã rất đột ngột kèm với giảm trương lực và rất thường cho ấn tượng thường xuyên mất thăng bằng hoặc không an toàn.
★ RỐI LOẠN THẢNG BẰNG NGUYÊN NHÂN DO MỘT SỐ THUỐC:
- Hydantoin (Solantil, Di-hydan);
- Carbamazepin (Tégrétol);
- Barbituric;
- Maleat de perhexillin (Perxid);
- Thuốc kháng sinh:
. Aminosid: Streptomycin, Gentallin;
. Minocyclin: Mynocin;
. Polimixin B;
. Colistin: Colimycin, Istipen…;
. Nitrofurantoin: Furadoin, Furandantin;
. Bismuth.
- Ở trẻ em, nghĩ đến do:
. Phenothiazin; piperazin (thuốc giun); ngộ độc metaldehyd.
★ Trong vài trường hợp mà tất cả khám nghiệm đều âm tính, người ta có chiều hướng kết luận là do hội chứng sợ: lo âu về thăng bằng rất thường xảy ra ở người trước kia bị chấn thương sọ não, hoặc ở người chóng mặt thật sự hoặc rối loạn thăng bằng và sợ tái phát, cần khám toàn bộ (khám mê đạo, ghi điện rung giật nhãn cầu đồ, chụp X-quang cột sống cổ, v.v…).
Trường hợp khác có thể là sợ khoảng rộng (tình trạng suy nhược thần kinh).
Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/
Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.