Tiểu đau là một cụm từ miêu tả sự khó chịu mỗi khi đi tiểu. Cơn đau có thể có nguồn gốc từ bàng quang, niệu đạo hoặc từ vùng đáy chậu.
Niệu đạo là một ống dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể. Ở nam, vùng giữa bìu và hậu môn được gọi là vùng đáy chậu. Ở phụ nữ, đáy chậu là khu vuệc giữa hậu môn và chỗ mở vào âm đạo.
Tiểu đau rất thường gặp. Đau, nóng rát hay châm chích có thể chỉ đến một số tình trạng y khoa.
NGUYÊN NHÂN
Tiểu đau là triệu chứng phổ biến của của nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể là hậu quả của nhiễm vi khuẩn. Nó cũng có thể là do viêm đường tiết niệu.
Dựa theo thống kê, phụ nữ có nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn nam. Lý do là vì niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn ở nam. Niệu đạo ngắn làm cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bàng quang hơn. Phụ nữ mang thai hoặc đang trong mãn kinh cũng tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng tiểu.
Nguyên nhân y khoa cũng có thể gây ra nhiễm trùng tiểu ở cả nam và nữ.
Giới nam có thể bị đau khi đi tiểu do viêm tiền liệt tuyến. Nó là nguyên nhân chính gây ra tiểu nóng rát, châm chích và khó chịu.
Bạn cũng có thể bị tiểu đau nếu bạn mắc phải bệnh lây lan qua đường tình dục. Một vài bệnh có thể kể đến bao gồm: herpes sinh dục, lậu và chlamydia. Điều quan trọng là bạn phải tầm soát những bệnh này, bởi vì chúng không phải luôn luôn biểu hiện ra triệu chứng.
Một vài hành động quan hệ tình dục sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lây lan qua đường tình dục như: quan hệ tình dục không dùng bao cao su, hoặc quan hệ tình dục với nhiều bạn tình. Bất cứ ai đã có quan hệ tình dục nên đến bệnh viên và tầm soát bệnh lây qua đường tình dục.
Một nguyên nhân gây tiểu đau khác là viêm bàng quang, nghĩa là viêm lớp niêm mạc nằm phía trong của bàng quang. Viêm bàng quang kẽ gây ra đau vùng bàng quang, đây là dạng thường gặp nhất của viêm bàng quang. Triệu chứng của viêm bàng quang kẽ bao gồm: đau và tăng nhạy cảm ở vùng bàng quang và vùng chậu. Dựa theo Viện tiểu đường và bệnh tiêu hóa và bệnh thận ở Hoa Kì, các bác sĩ vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra viêm bàng quang kẽ là gì.
Ở một vài trường hợp, xạ trị có thể gây ra đau bàng quang và đau khi tiểu. Tình trạng này được gọi là viêm bàng quang sau xạ trị.
Bạn có thể sẽ bị khó khăn khi đi tiểu nếu bạn mắc phải sỏi thận. Sỏi thận là một khối chất rắn nằm trong thận.
Đôi lúc tiểu đau không từ nguyên nhân nhiễm trùng. Nó cũng có thể là do các sản phẩm bạn sử dụng cho vùng sinh dục. Xà phòng hoặc sữa tắm có thể gây kích ứng mô vùng âm đạo. Thuốc tẩy trong bột giặt và các sản phẩm vệ sinh khác cũng có thể gây kích ứng và dẫn đến tiểu đau.
ĐIỀU TRỊ
Bác sĩ có thể kê một vài thuốc để điều trị tiểu đau.
Kháng sinh có thể điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm nhiễm tiền liệt tuyến và một vài bệnh lây qua đường tình dục. Bác sĩ cũng có thể kê thuốc để giảm kích ứng bàng quang.
Tiểu đau gây ra bởi nhiễm vi khuẩn đường tiểu thường sẽ cải thiện tương đối nhanh chóng sau khi bạn bắt đầu điều trị thuốc. Luôn luôn uống thuốc đúng như những gì bác sĩ dặn dò để quá trình điều trị hiệu quả hơn.
Tiểu đau liên quan với viêm bàng quang kẽ có thể sẽ gặp khó khăn hơn trong quá trình điều trị. Tác dụng của thuốc có thể sẽ lâu hơn. Bạn phải uống thuốc tối đa 4 tháng trước khi bạn bắt đầu cảm thấy khá hơn.
PHÒNG NGỪA
Có một vài thay đổi trong lối sống có thể giúp bạn giảm triệu chứng tiểu đau. Tránh xa các chất tẩy rửa có mùi thơm và đồ dùng vệ sinh kém chất lượng giúp giảm nguy cơ kích ứng. Sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục nhằm giữ an toàn cho bản thân trước các bệnh lây lan quan đường tình dục. Điều chỉnh cách ăn uống nhằm hạn chế đồ ăn và thức uống gây ra kích ứng bàng quang.
Theo ghi nhận của Viện tiểu đường và bệnh tiêu hóa và bệnh thận ở Hoa Kì, có vài bằng chứng cho thấy một vài loại thực phẩm nhất định dễ gây kích ứng bàng quang. Một vài chất kích ứng cần phải tránh bao gồm: đồ uống có cồn, café, đồ ăn cay, cam hay quít, các sản phẩm từ cà chua hay các chất tạo ngọt nhân tạo.
Bạn cũng nên tránh những thực phẩm có độ acid cao giúp bàng quang của bạn tốt hơn. Cố gắng làm quen với chế độ ăn lạt trong một vài tuần khi bạn đang điều trị y tế.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/
Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.