Tim đập nhanh liên tục hoặc cơn tim đập nhanh kịch phát:
1. NHỊP ĐẬP NHANH XOANG
- NHỊP ĐẬP NHANH XOANG: thường là liên tục, nhưng có thể biểu hiện cơn tăng kịch phát.
Đây là các bệnh tim đập nhanh thông thường:
- Ớ người dễ xúc cảm;
- Của tăng năng tuyến giáp;
- Trong tình trạng sốt (trừ bệnh sốt thương hàn và viêm màng não);
- Của những trường hợp thiếu máu;
- Trong giảm glucoz – huyết;
- Do cà phê, trà;
- Thuốc có atropin;
- Hormon tuyến giáp;
- Amphetamin, thuốc chống trầm cảm, v.v…
Điện tâm đồ xác nhận nhip nhanh gây thiệt hại cho tâm trương. Sóng p và phức hợp thất bình thường.
Trong tất cả loại tim đập nhanh khác, điện tâm đồ rất cần thiết để chẩn đoán:
- Tim nhanh với phức hợp QRS hẹp, nhĩ hoặc trên thất;
- Tim nhanh với phức hợp QRS rộng, thất hoặc trên thất với bloc nhánh đã có từ trước hoặc chức năng).
2. TIM ĐẬP NHANH NHĨ - TIM NHANH BỘ NỐI - TIM ĐẬP NHANH THẤT
- TIM ĐẬP NHANH NHĨ:
- Loạn nhịp nhanh: tim đập nhanh cộng với loạn nhịp hoàn toàn do rung nhĩ. Trước tiên có thể gặp cơn kịch phát loạn nhip nhanh kéo dài từ 1 đến 24 tiếng đồng hồ. Sau đó, những cơn này biến đi và hình thành loạn nhip hoàn toàn và liên tục. Trên lâm sàng, nhịp không đều giữa 100 và 140. Điện tâm đồ: rung nhĩ:
Gặp chứng này trong:
. Hẹp lỗ van hai lá;
. Tăng năng tuyến giáp;
. Bệnh cơ tim;
. Và “loạn nhịp hoàn toàn tự phát” thường xảy ra ở người trên 60 tuổi.
– Cuồng động nhĩ (Flutter): tim đập nhanh đều, với bloc nhĩ – thất chức năng. Tĩnh mạch cảnh đập nhanh hơn tim. Khi nghe: 150 – 160/ phút đều. Điện tâm đồ: sóng nhĩ hình răng cưa vào khoảng 300/phút,
bloc nhĩ – thất có thể là 2/1 hoặc 3/1 hoặc 4/1.
Gặp chứng này trong:
. Bệnh do lỗ van hai lá, hoặc bệnh tim do động mạch;
. Hẹp lỗ van hai lá;
. Nghẽn mạch phổi;
. Cao huyết áp;
. Tăng năng tuyến giáp;
. Không có nguyên nhân rõ rệt.
Cuồng động nhĩ có thể báo trước sẽ chuyển qua loạn nhịp hoàn toàn.
- Nhịp tâm thu nhanh nhĩ kềm với bloc, giống như cuồng động nhĩ, 100 đến 200/phút, mạch tĩnh mạch cảnh nhanh hơn. Gặp chứng này trong:
. Hẹp lỗ van hai lá;
. Ngộ độc digital;
. Giảm kali – huyết.
★ TIM NHANH BỘ NỐI: Điểm khởi phát là do một trung tâm nhĩ lạc chỗ (180 – 200) hoặc ở nút (100 – 150) và p không nằm đúng chỗ, nhưng phức hợp thất bình thường. (Nhịp tương hỗ kịch phát, hoặc “tái nhập” trong nút hoặc gần nút).
- Bệnh Bouveret: Thường xảy ra ở người trẻ, cơn kịch phát khởi phát đột ngột từ 180 đến 200 kéo dài vài phút, hoặc vài giờ, đôi khi vài ngày.
Bệnh chấm dứt đột ngột (“cắt ngang”, “sang số”) do ảnh hưởng của một kích thích nào đó của dây thần kinh phế vị. Điện tâm đồ: phức hợp tâm thất nhỏ, nhanh nối tiếp nhau; khó thấy sóng p do trùng lấp trong QRS hoặc với sóng T. Thường là cơn Bouveret không nặng trên tim bình thường. Có khả năng suy tim nếu cơn kéo dài.
- Hội chứng Wolff – Parkinson – White: thường có tính cách bẩm sinh. Hội chứng tiền kích thích tâm thất do đường nhanh của bó Lâm sàng: cơn tim đập nhanh kịch phát. Điện tâm đồ: PR dưới 0,12 giây; phức hợp QRS nhòe ra sóng delta; T âm.
- Tim đập nhanh bộ nối do:
. Dùng digital quá liều;
. Nhồi máu sau hoành;
. Bệnh tim bẩm sinh.
- TIM ĐẬP NHANH THAT (ổ tâm thất sai vị trí).
Thường xảy ra sau ngoại tâm thu thất, tiên lượng xấu: có nguy cơ rung thất.
Lâm sàng: nhip tim 150 – 250/phút, kèm với tái xanh, vã mồ hôi, áp huyết tuột, mạch của tĩnh mạch cảnh ít nhanh hơn nhịp tim. Điện tâm đồ: nối tiếp nhau đều của phức hợp hiến dạng, rộng, sóng p cách nhau xa xa, hoặc sóng p ngược.
Gặp chứng này trong:
- Bệnh tim nặng:
. Nhồi máu cơ tim, nhất là nhồi máu vách;
. Phình mạch vách tim;
. Suy động mạch vành, hội chứng đe dọa;
. Bloc nhĩ – thất không hoàn toàn.
- Hoặc do ngộ độc:
. Digital, quinidin, Isuprel, Tofranil và các dẫn xuất.
- Đôi khi trong gây mê hoặc trong thông tim.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/
Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.