Suy tim phải theo sau bệnh phế quản – phổi mạn với suy hô hấp. Đây là một bệnh suy tim với lưu lượng tim cao kèm với tăng huyết áp động mạch phổi.
1. DẤU HIỆU LÂM SÀNG:
- Dấu hiệu ngoại vi chiếm ưu thế:
. Khó thở do gắng sức, xanh – tím, gan đau do gắng sức, gan to, cương tĩnh mạch cảnh, giảm niệu, phù nề, mặt sưng húp, mắt lồi ra (gương mặt giống mặt ếch);
. Thường khi tăng hồng cầu, ngón tay dùi trống; bệnh não do hô hấp (lẫn tâm thần).
- Dấu hiệu tim (có thể ít rõ rệt):
. Tim đập nhanh;
. Tiếng tim thứ hai đanh ở lỗ động mạch phổi; tiếng ngựa phi phải: rất ít khi gặp; tiếng thổi hở lỗ van ba lá: hiếm khi gặp.
2. ĐIỆN TÂM ĐỒ - CHỤP X-quang
- ĐIỆN TÂM ĐỒ:
- Trục QRS lệch sang phải (trên 90° hoặc 100°); sóng p “phổi”; cao D2 – D3 – aVF (P2 cao hơn P3 và P3 cao hơn Pl).
– ST âm trong các chuyển đạo trước tim phải: dạng bloc nhánh phải không hoàn toàn trong các chuyển đạo trước tim phải.
★ CHỤP X-quang:
Thể tích tim có hình bình thường trong một thời gian dài; về sau tim to với hình:
. Cung giữa nhô ra,
. Động mạch phổi đậm và dày,
. Nhìn ngang tâm thất phải chạm tới xương ức.
Cần phân biệt bệnh tim – phổi với các bệnh suy tim khác:Hình lồng ngực cho thấy các phế quản phổi gây ra tình trạng tim phổi mạn; hình phổi quá sáng trong khí thủng phổi, cơ hoành hạ thấp xuống, lồng ngực hình cầu, hình lưới ở mô phổi v.v…
. Hẹp khít lỗ van hai lá;
. Bệnh tim bẩm sinh với shunt trái sang phải;
. Tăng huyết áp động mạch phổi nguyên phát.
3. NGUYÊN NHÂN
- Viêm phế quản mạn, và nhất là khí thủng phổi, hen suyễn cũ, giãn phế quản; ung thư phổi;
- Bệnh huyết khối tắc mạch, bệnh tim – phổi sau tắc mạch;
- Bệnh xơ phổi (xem chữ này); viêm dày màng phổi, dính màng phổi lan rộng;
- Dị dạng nhiều ở lồng ngực (tim của người bị gù lưng);
- Viêm cứng khớp sống;
- Béo phì kèm với giảm thông khí phổi (hội chứng Pickwick);
- Bệnh nhầy nhớt;
- Nghẹt mũi ở trẻ em mắc bệnh sùi vòm họng.
Thăm dò chức năng hô hấp Rất cần thiết để đánh giá tầm quan trọng hội chứng tắc nghẽn của hội chứng hạn chế, các rối loạn khuếch tán phế nang – mao mạch. Xét nghiệm khí trong máu. Chỉ có tác động vào suy hô hấp mới có thể cải thiện tình trạng của tim.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/
Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.