TRIGLYCERIDE LÀ GÌ – CÓ ĐÁNG QUAN TÂM HAY KHÔNG?

Trigyceride là một số quan trọng để đánh giá sức khoẻ. Dưới đây là những nguyên nhân tại sao ta cần chú ý đến triglyceride – và bạn cần làm gì nếu triglyceride quá cao.

Nếu bạn có chú ý đến huyết áp và lượng cholesterol trong máu bạn, có một thứ nữa có thể bạn cần phải theo dõi: lượng triglyceride trong máu bạn. Nếu bạn có tăng tryglyceride, một loại chất béo trong máu, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Tuy nhiên, những lựa chọn về lối sống giúp nâng cao sức khoẻ tổng quát cũng giúp hạ thấp lượng triglyceride.

Triglyceride là một loại chất béo tìm thấy trong máu. Khi bạn ăn, cơ thể chuyển hoá tất cả năng lượng chưa được tiêu thụ ngay thành triglyceride. Triglyceride được trữ trong những tế bào mỡ của cơ thể. Sau đó, những hormone giải phóng triglyceride để cơ thể có năng lượng giữa những bữa ăn. Nếu bạn thường xuyên ăn nhiều năng lượng hơn lượng bạn đốt cháy, nhất làn những dạng năng lượng “dễ dùng” nhưcarbohydrate và chất béo, bạn có thể bị cao triglyceride (tăng triglyceride máu).

2. Triglyceride như thế nào là bình thường?

Một xét nghiệm máu đơn giản có thể cho bạn biết liệu lượng triglyceride của bạn có nằm trong khoảng lành mạnh.

  • Bình thường–thấp hơn 150 mg/dL, hay thấp hơn 1.7 mmol/L.
  • Ranh giới cao – 150 đến 199 mg/dL (1.8 đến 2.2 mmol/L).
  • Cao – 200 đến 499 mg/dL (2.3 đến 5.6 mmol/L).
  • Rất cao – từ 50p mg/dL trở lên (từ 5.7 mmol/L trở lên).

Bác sĩ sẽ thường xuyên kiểm tra tăng triglyceride máu như một phần của xét nghiệm cholesterol (đôi khi được gọi là bilan lipid). Bạn sẽ cần phải nhịn đói từ 9 đến 12 giờ trước khi máu được rút ra để đo được chỉ số triglyceride chính xác.

triglyceride là gì

3. Sự khác nhau giữa triglyceride và cholesterol là gì?

Triglyceride và cholesterol là những loại chất béo riêng biệt tuần hoàn trong máu. Triglyceride dự trữ calories chưa được sử dụng và sau đó cung cấp năng lượng cho cơ thể bạn sử dụng, còn cholesterol được dùng để hình thành tế bào và sản suất một số loại hormone nhất định. Bởi vì triglyceride và cholesterol không thể hoà tan trong máu, chúng tuần hoàn trong máu với sư trợ giúp của những protein có nhiệm vụ vận chuyển chất béo (lipoprotein).

4. Tại sao cần quan tâm đến tăng triglyceride máu?

Dù vẫn chưa rõ là bằng cơ chế nào, triglyceride cao có thể góp phần vào sụ cứng lại hay dày lên của thành những động mạch (xơ cứng động mạch) –điều làm tăng nguy cơ của đột quỵ, nhồi máu cơ tim và những bệnh tim mạch khác. Triglyceride rất cao – như khi trên 1000 mg/dL (11.29 mmol/L) – cũng có thể gây ra viêm tuỵ cấp.

Tăng triglyceride thường là dấu hiệu của những tình trạng khác cũng làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ, bao gồm béo phì và hội chứng chuyển hoá – một nhóm những tình trạng trong đó bao gồm qua nhiều mỡ quanh vòng eo, tăng huyết áp, tăng đường huyết và bất thường nồng độ cholesterol máu.

mỡ eo

Đôi khi tăng triglyceride là một dấu hiệu của đái tháo đường type 2 không được kiểm soát tốt, nồng độ hormone tuyến giáp thấp (suy giáp), bệnh lý gan hay thận, hay những tình trạng di truyền hiếm gặp ảnh hưởng đến khả năng chuyển chất béo thành năng lượng của cơ thể. Triglyceride cao cũng có thể là tác dụng phụ của dùng một số thuốc như thuốc chẹn beta, thuốc ngừa thai, lợi tiểu hay steroids.

hội chứng chuyển hóa

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ Khám bệnh tại nhà của trung tâm Bác sĩ gia đình tại đây: Khám bệnh tại nhà.

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.

5. Đâu là cách tốt nhất để hạ triglyceride của bạn xuống?

Chìa khoá chính là lựa chọn lối sống lành mạnh:

  • Giảm cân: Nếu bạn thừa cân, giảm từ 2.5 đến 5 kg có thể giúp hạ lượng triglyceride xuống. Động viên bản thân bạn bằng cách tập trung vào những lợi ích của gảm cân, như hoạt động dễ dàng hơn và cải thiện sức khoẻ.
  • Giảm lượng calories nạp vào: Hãy nhớ rằng calories dư thừa sẽ được chuyển thành triglyceride và được dự trữ dưới dạng mỡ. Giảm calories nạp vào sẽ giúp giảm triglyceride.
  • Tránh những thức ăn nhiều đường và đã được tinh chế: Carbohydrate đơn giản, như đường và những thức ăn làm từ bột trắng, có thể gây tăng triglyceride.
  • Lựa chọn những chất béo lành mạnh hơn: Thay chất béo bão hoà tìm thấy trong thịt bằng chất béo đơn không bão hoà có trong thực vật, như dầu oliu, dầu đậu phộng hay dầu hạt lanh. Ăn những loại cá có nhiều acid béo omega-3 – như cá thu và cá hồi – thay cho thịt đỏ.
  • Hạn chế lượng chất cồn uống vào: Chất cồn chứa nhiều calories và đường có ảnh hưởng nhất định lên trigoyceride. Dù chỉ một lượng nhỏ chất cồn cũng có thể làm tăng triglyceride.
  • Tập thể dục thường xuyên:  Nhắm đến ít nhất 30 phút hoạt động thể chất trong đa số hay tất cả mọi ngày trong tuần. Tập thể dục thường xuyên có thể hạ triglyceride và giúp tăng những cholesterol “tốt”. Đi bộ nhanh mỗi ngày, bơi lội hay tham gia một nhóm tập luyện. Nếu bạn không có đủ thời gian để tập luyện trong 30 phút, hãy thử chuyển thành tập 10 phút mỗi lần. Đi bộ một đoạn ngắn, leo cầu thanh tại nơi bạn làm việc hay làm một vài động tác chống đẩy trong khi bạn xem tivi.

chế độ ăn

6. Còn thuốc thì sao?

Nếu những thay đổi lối sống không đủ để giúp bạn kiểm soát tăng triglyceride, bác sĩ có thể cho bạn dùng những thuốc dưới đây:

  • Bác sĩ có thể kê những thuốc làm hạ cholesrerol này nếu bạn đồng thời bị giảmlipoprotein tỉ trọng cao (HDL, hay cholesterol “tốt”); tăng lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL, hay cholesterol “xấu”) hay bạn có tiền sử tắc động mạch hay đái tháo đường. Những ví dụ về nhóm thuốc này gồm atorvastatin (Lipitor) và simvastatin (Zocor). Đau cơ là phản ứng phụ có thể gặp phải.
  • Dầu cá. Cũng được đến như acid béo omega-3, thực phẩm chức năng chứa dầu cá có thể giúp hạ triglyceride. Tuy nhiên, cần dùng liều cao nên lựa chọn này thường được dành cho những người có lượng cholesterol cao hơn 500 mg/dL (5.7 mmol/L).
  • Nhóm thuốc này, bao gồm fenofibrate (TriCor, Fenoglide,…) và gemfibrozil (Lopid), cũng có thể giúp bạn hạ thấp lượng triglyceride. Dường như fibrate hoạt động tốt nhất ở những người có lượng triglyceride trên 500 mg/dL (5.7 mmol/L). Fibrate có thể làm tăng nguy cơ gặp phản ứng phụ khi được dùng chung với statin.
  • Niacin, đôi khi được gọi là acid nicotinic, có thể làm gảm lượng triglyceride và cholesterol “xấu” (lipoprotein tỉ trọng thấp hay LDL cholesterol). Thuốc này thường được chỉ định riêng cho những người có lượng triglyceride cao hơn 500 mg/dL (5.7 mmol/L). Không bao giờ dùng niacin mà được bác sĩ kê toa cũng như không dùng trước khi hỏi ý kiến bác sĩ. Niacin có thể tương tác với những thuốc khác và có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng.

Lưu ý:

Nếu bác sĩ kê cho bạn những thuốc giúp làm giảm lượng triglyceride, uống thuốc đúng theo toa của bác sĩ. Và luôn nhớ đến tầm quan trọng của những thay đổi lối sống lành mạnh bạn có thể thực hiện. Thuốc có thể giúp ích, nhưng lối sống cũng quan trọng.

Leave a Comment

Scroll to Top