TUYẾN MANG TAI

[toc]

1. CẤP

  • Không lầm với:

. Hạch;

. Viêm khớp thái dương – hàm;

. Áp xe răng khôn;

. Viêm xương chũm;

  • Viêm tuyến mang tai:

. Quai bị: trên nguyên tắc viêm tuyến mang tai hai bên, nhưng khởi phát một bên và có thể chỉ ồ một bên;

. Do virus khác; virus Armstrong;

. Bệnh xoắn khuẩn; bệnh brucella; bệnh listeria;

. Viêm tuyến mang tai mưng mủ (do tụ cầu khuẩn) trong tình trạng suy kiệt nặng.

  • Sỏi tuyến nước miếng: sưng tuyến mang tai đau thay đổi theo bữa ăn, có khả năng viêm tuyến mang tai mưng mủ;
  • Ở trẻ em, viêm tuyến mang tai bán cấp tái đi tái lại, nguyên nhân còn đang bàn cãi.

tuyến mang tai

2. MÃN TÍNH

  • Không lầm với u hạch bạch huyết, với bệnh actinomyces;
  • Nghiện rượu mạn, béo phì, bệnh gút, tuyến mang tai phì đại hai bên không đau cũng không có sốt;
  • Nhiễm độc chì;
  • Bệnh tuyến mang tai do thuốc:

. Thủy ngân;

. Một số thuốc giảm huyết áp: ganethidin (Ismélin);

. Chất iod (thí dụ như sau khi chụp X-quang đường niệu tiêm tĩnh mạch); . Thuốc kháng viêm pyrazole (Butazolidinc, v.v…) kèm với sốt và khô miệng.

  • Hội chứng Mikulic: viêm tuyến mang tai cộng với sốt thường cộng với viêm tuyến lệ và viêm màng mạch nho:

. Bệnh sarcoid: viêm màng mạch nho và liệt dây thần kinh mặt (hội chứng Hereford;

. Lao; bệnh bạch cầu; bệnh Hodgkin; lupus ban đỏ.

  • Khô niêm mạc: hội chứng Sjogren, tương tự như bệnh collagen, tốc độ máu lắng cao;
  • Tuyến mang tai của chứng chán ăn tâm thần và tình trạng suy mòn;
  • u tuyến mang tai: xảy ra ở một bên:

. U hỗn hợp;

. U ác tính kèm với liệt dây thần kinh mặt.

tuyến mang tai

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.

Leave a Comment

Scroll to Top