TUYẾN YÊN

Nội dung bài viết ẩn

1.Đại cương

Tuyến yên là một tuyến nhỏ, có đường kính 1 cm và trọng lượng từ 0,5 đến 1g, nó nằm trong hố xương của nền sọ. Nó liên hệ với vùng dưới đồi bởi cuông tuyến yên.

về sinh lý, tuyến yên chia ra hai phần riêng biệt: tuyến yên trước là yên tuyến và tuyến yên sau là yên thần kinh. Tuyến yên trước tiết ra 6 hormon, đóng vai trò chính trong sự kiểm soát chức năng chuyển hóa của toàn cơ thể, đó là : Hormon phát triển cơ thể GH (Growth Hormone).

  • Hormon hướng vỏ thượng thận ACTH (Adreno Cortico Tropin Hormone).
  • Hormon kích thích tuyến giáp TSH (Thyroid – Stimulating Hormone).
  • Hormon kích thích tuyến vú p (Pro- lactin).
  • Hormon kích thích nang trứng FSH (Follicle – Stimulating Hormone).
  • Hormon tạo hoàng thể LH (Luteiniz- ing Hormone).

Tuyến yên sau chứa hai hormon là:

  • Hormon chống bài niệu ADH (AntiDiuretic Hormone).
  • Hormon Oxytocin: gây co cơ trơn tử cung và tuyến vú.

Tuyến yên trước có 5 loại tế bào bài tiết ra 6 hormon là:

  • Somatotrop: tiết GH.
  • Corticotrop : tiết ACTH
  • Thyrotrop : tiết TSH
  • Gonadotrop : tiết FSH và LH
  • Lactotrop : tiết prolactin.

Khoảng từ 30 đến 40 phần trăm tế bào yên trước là somatotrop, tiết GH; 20 phần trăm là corticotrop tiết ACTH. Các loại tế bào khác, mỗi loại chỉ chiếm từ 3 đến 5 phần trăm, tuy nhiên chúng bài tiết các hormon cực kỳ mạnh để kiểm soát chức năng tuyến giáp, chức năng sinh dục, và bài tiết sữa của tuyến vú.

Hormon tuyến yên sau là do các nơrôn ở nhân trên thị và nhân cạnh não thất của vùng dưới đồi bài tiết, rồi chúng được vận chuyển trong bào tương của sợi trục thần kinh từ các nhân của vùng dưới đồi qua cuống tuyến yên tới yên sau.

2.Sự điều hòa bài tiết tuyến yên do vùng dưới đồi

2.1.Hệ mạch của vùng dưới đồi-tuyến yên

Yên trước là một tuyến có lưới mạch dầy với các xoang mao mạch mở rộng giữa các tế bào tuyến, máu được cung cấp qua hệ mạch cửa vùng dưới đồi – yên. Động mạch vào vùng dưới đồi, đầu tiên chia thành mạng lưới mao mạch thứ nhất ở phần thấp của vùng dưới đồi, gọi là lồi giữa, mà nó liên quan phía dưới với cuống tuyến yên. Rồi các mao mạch trở ra bề mặt của nó tập trung lại thành động mạch. Mạch này đi xuống dọc theo cuống tuyến yên, và rồi lại tỏa ra thành hệ mao mạch thứ hai, để cung cấp máu cho các xoang yên trước.

 2.2.Sự bài tiết các hormon giải phóng và ức chế của vùng dưới đồi

Các nơrôn đặc biệt của vùng dưới đồi tổng hợp và bài tiết các hormon giải phóng và ức chế, chúng có tác dụng kiểm soát sự bài tiết các hormon của tuyến yên trước. Những nơrôn này có nguồn gốc ở các phần khác nhau của vùng dưới đồi, và phát các sợi thần kinh vào vùng lồi giữa, nó mở vào trong cuống tuyến yên. Đầu tận cùng của những sợi này thì khác với phần lớn các đầu tận cùng trong hệ thần kinh trung ương, vì chức năng của chúng không phải dẫn truyền xung động thần kinh từ nơrôn này sang nơrôn kia, mà chi đơn thuần là bài tiết các hormon giải phóng và ức chế của vùng dưới đồi vào dịch khe. Các hormon này ngay lập tức được hấp thu vào trong mao mạch của hệ cửa vùng dưới đồi – tuyến yên, và trực tiếp mang tới các xoang của yên trước.

2.3.Chức năng của các hormon giải phóng và ức chế

Các hormon giải phóng và ức chế quan trọng của vùng dưới đồi là:

  1. Hormon giải phóng hormon hướng tuyến giáp TRH (Thyrotropin-releasing hor- mone): nó gây giải phóng TSH.
  2. Hormon giải phóng hormon hướng vỏ thượng thận CRH (Corticotropin-releasing hormone): nó gây giải phóng ACTH.
  3. Hormon giải phóng hormon phát triển GHRH (Growth hormone releasing hor- mone): nó gây giải phóng GH.
  4. Hormon ức chế hormon phát triển GHIH (Growth hormone inhibitory hor- mone): nó gây ức chế việc giải phóng GH.
  5. Hormon giải phóng các hormon hướng sinh dục GnRH (Gonado-tropin-releasing hormone): nó gây giải phóng hai hormon hướng sinh dục là FSH và LH.
  6. Hormon ức chế prolactin PIH (Prolac- tin inhibitory hormone): nó gây ức chế sự bài tiết prolactin.
  7. Hormon giải phóng prolactin PRH (Pro- lactin releasing hormone): nó gây giải phóng prolactin

3.Chức năng sinh lí của tuyến yên trước.

Hầu như tất cả các hormon của tuyến yên trước đều có tác dụng kích thích tế bào tuyến đích, như tuyến giáp, vỏ thượng thận, buồng trứng, tinh hoàn và tuyến vú. Riêng có hor- mon phát triển cơ thể GH không có tác dụng trên tuyến đích, nhưng tạo ra tác dụng trên hầu hết các tế bào của các mô của cơ thể.

3.1.Hormon phát triển gây phát triển cơ thể (GH)

GH là một phân tử protein, chứa 191 axít amin trong một chuỗi đơn^ trọng lượng phân tử là 22.005. Nó làm phát triển hầu hết các mô của cơ thể, mà có khả năng phát triển.

Nó làm tăng kích thước tế bào, và tăng phân bào, phát triển số lượng tế bào, và đặc biệt là gây biệt hóa một số loại tế bào như tế bào xương và tế bào cơ, sau khi trưởng thành xương ngừng phát triển, trong khi các mô khác vẫn tiếp tục phát triển.

3.1.1.Tác dụng trên chuyển hóa của GH

3.1.1.1. Chuyển hóa protein

GH làm tăng mức tổng hợp protein trong tất cả các tế bào của cơ thể, thể hiện bằng các tác dụng sau đây:

  • Tăng vận chuyển axít amin qua màng tế bào:GH trực tiếp làm tăng sự vận chuyển hầu hết các axít amin qua màng vào trong tế bào, làm tăng nồng độ axít amin trong tế bào, và thuận lợi cho việc tổng hợp protein.
  • Làm tăng dịch mã mRNA để tổng hợp protein do ribosome ở mạng nội bào tương có hạt trong bào tương.
  • Làm tăng sự sao chép DNA trong nhân để tạo thành mRNA. Cái đó làm thúc đẩy sự tổng hợp protein và gây phát triển, nếu đủ các điều kiện như: năng lượng, axít amin, vitamin v.v…
  • Giảm sự dị hóa protein và các axít amin tế bào: Do nó huy động một lượng lớn axít béo tự do từ tổ chức mỡ, để cung cấp cho nhu cầu năng lượng của cơ thể, để tiết kiệm sử dụng protein.

3.1.1.2. Chuyển hóa tipit

GH làm tăng huy động axít béo từ các tổ chức mỡ, làm tăng axít béo tự do trong máu, và tăng sử dụng axít béo cho năng lượng.

Như vậy cơ thể để dành được protein và glucoz, dùng cho sự phát triển. Tác dụng sinh ceton của GH: Khi GH tiết quá nhiều, sự huy động lipit từ tổ chức mỡ trở nên quá mức, một lượng lớn axít aceto acetic được tạo thành do gan, và được giải phóng vào dịch cơ thể, như vậy gây tích ceton. Sự huy động lipit quá mức từ tổ chức mỡ cũng thường gây ra chứng gan béo.

3.1.1.3.Chuyển hóa gluxit

GH có 4 tác dụng chính trên chuyển hóa glucoz tế bào là:

  1. Giảm sự tiêu dùng glucoz cho năng lượng : do GH tăng huy động axit béo cho năng lượng tại nên một lượng lớn acetyl-CoA, cái đó gây tác dụng điều hòa ngược ức chế sự tiêu diệt glucoz và glyco-gen
  2. Tăng sự lưu giữ glycogen trong tể bào: do glucoz và glycogen không bị sử dụng cho năng lượng, nên glucoz vào trong tế bào, và trùng hợp thành glycogen dự trữ. Vì vậy, các tế bào nhanh chóng bị bão hòa glycogen, và không thể dự trữ nhiều hơn nữa.
  3. Tế bào giảm thu nhận glucoz và tăng nồng độ glucoz máu – “Bệnh đái tháo đường do tuyến yên”: Khi GH được tiết nhiều, đầu tiên, các tế bào thu nhận nhiều glucoz, và nồng độ glucoz máu giảm nhẹ, nhưng tác dụng này chỉ kéo dài từ 30 phút đến 1 giờ, và rồi có tác dụng ngược lại, sự chuyển glucoz vào tế bào giảm. Vì tế bào đã thu nhận glucoz quá mức và ngừng thu nhận thêm, nên nồng độ glucoz máu thường tăng lên tới 50 phần trăm hay hơn nữa so với bình thường, và xuất hiện glucoz trong nước tiểu, gọi là đái tháo đường do tuvến yên.
  4. Sự bào tiết insulin tăng: GH gây ra tăng nồng độ glucoz máu, cái đó kích thích tế bào beta của đảo Langerhands tuyến tụy bài tiết nhiều insulin.Hơn nữa GH có tác dụng kích thích trực tiếp trên tế bào beta. Đôi khi có sự kết hợp hai tác dụng này gây kích thích mạnh sự bài tiết insulin của tụy, làm nó bị kiệt quệ, thế là tạo ra bệnh đái tháo đường tụy thực sự. Vì vậy GH được coi là có tác dụng sinh đái tháo đường.

Hoạt động của GH cần có sự phối hợp của insulin và gluxit, nếu thiếu insulin và gluxit, GH sẽ không gây phát triển cơ thể được. Vì insulin và gluxit cung cấp năng lượng cho chuyển hóa và phát triển, hơn nữa insulin làm tăng sự vận chuyển một số axít amin vào trong tế bào, cũng như tăng vận chuyển glucoz vào tế bào.

3.1.2.Kích thích sụn và xương phát triển

Tác dụng rõ ràng nhất của hormon phát triển là tăng phát triển xương, bao gồm: (1) tăng giữ protein do những tế bào sụn và tế bào sinh xương, làm xương phát triển, (2) tăng mức sinh sản của các tế bào này, và (3) chuyển tế bào sụn thành tế bào sinh xương, như thế sẽ tạo xương mới.

Có hai cơ chế chính của sự phát triển xương: Một là: xương dài phát triển chiều dài ở sụn đầu xương, ở đó đầu xương được tách riêng khỏi thân xương qua sụn nối. Đầu tiên sự phát triển này tạo ra sụn mới, sau đó sụn chuyển thành xương mới, như vậy làm kéo dài thân xương và đẩy đầu xương ngày càng xa ra. Đồng thời, bản thân sụn đầu xương cũng bị sử dụng dần dần để sau tuổi trưởng thành, sụn đầu xương không dài thêm được nữa. Lúc này xảy ra sự nối thân xương với đầu xương và xương hết dài. GH kích thích tât cả các quá trình này, nhưng một khi đầu xương đã nối với thân xương, GH không có khả năng làm xương dài thêm được nữa. Cơ chế thứ hai của sự phát triển xương là các tê bào tạo xương nằm ở chung quanh xương và nằm ở một số hố xương, chúng tạo xương mới trên bề mặt của xương cũ. Đồng thời, các tế bào hủy xương ở trong xương hủy đi các xương cũ. Khi mức độ tạo xương lớn hơn mức độ hủy xương, chiều dày của xương sẽ tăng lên. GH kích thích mạnh tạo cốt bào, do đó xương có thể tiếp tục to ra suốt đời, đặc biệt là xương màng. Thí dụ, xương hàm có thể bị kích thích để phát triển, ngay eả sau tuổi trưởng thành, làm cằm và hàm răng dưới nhô ra phía trước. Cũng nhừ vậy, xương sọ có thể phát triển dày ra, và làm xương nhô ra trên hố mắt.

Vai trò của somatomedin đối với hormon GH

GH còn có tác dụng kích thích gan và một phần nhỏ các tổ chức khác tạo ra nhiều protein nhỏ, gọi là somatomedin, nó có tác dụng mạnh làm tăng sự phát triển của xương.

Có 4 somatomedin được tách riêng, quan trọng nhất là somatomedin-C, còn gọi là IGF- I, có trọng lượng phân tử là 7500, nồng độ của nó trong huyết tương có quan hệ mật thiết với mức bài tiết GH. Người ta cho rằng tác dụng của GH chủ yếu là thông qua so- matomedin hơn là tác dụng trực tiếp trên xương và các tổ chức ngoại biên khác. Cũng có thể là GH bản thân nó chịu trách nhiệm cho sự phát triển của một số mô, và cơ chế somatomedin không phải là luôn luôn cần thiết.

GH thì gắn một cách yếu với các protein huyết tương trong máu, vì vậy nó được giải phóng từ máu vào tổ chức rất nhanh, nó có thời gian bán hủy trong máu là dưới 20 phút.

Trái lại, somatomedin-C gắn chặt với pro- tein mang trong máu, do đó somatomedin-C giải phóng rất chậm từ máu vào tổ chức, thời gian bán hủy khoảng 20 giờ, cái đó rõ ràng là sẽ kéo dài tác dụng gây phát triển.

3.1.3.Điều hòa sự bài tiết GH.

Trong nhiều năm người ta tin rằng GH được bài tiết chi trong thời kỳ cơ thể phát triển, còn sau tuổi trưởng thành nó không được bài tiết. Thực ra sau tuổi trưởng thành, sự bài tiết chi bị giảm đi, còn ở tuổi rất già sự bài tiết giảm khoảng 25 phần trăm so với lúc đang trưởng thành.

Sự bài tiết GH thay đổi từng phút và tăng lên trong những trường hợp: nhịn đói, đặc biệt là giảm trầm trọng protein, giảm đường huyết, nồng độ axít béo trong máu giảm thấp, tập luyện lao động, bị kích thích, và chấn thương. Đặc biệt nó tăng trong 2 giờ đầu sau khi ngủ say.

Nồng độ GH bình thường trong huyết tương người lớn là từ 1,6 đến 3ng/mL, trẻ em và tuổi trưởng thành là khoảng 6ng/mL.

Khi nhịn đói kéo dài, dự trữ protein hay gluxit của cơ thể bị giảm, mức GH tăng lên đến 50ng/mL. Trong trường hợp thiếu protein nặng trong bệnh suy dinh dưỡng Kwash- iorkor, mức bài tiết GH tăng mạnh 40ng/mL, cho gluxit không giảm xuống, nhưng chi sau 3 ngày cho protein mức bài tiết GH giảm nhiều, còn 20ng/mL, và sau 25 ngày cho pro- tein, chi còn lOng/mL.

Vai trò của vùng dưới đồi: GHRH và GHIH

Vùng dưới đồi tiết ra hai hormon là GHRH và GHIH theo đường mạch cửa vùng dưới đồi – yên, để điều hòa bài tiết GH. Cả hai đều là polypeptit, GHRH có 44 axít amin, còn GHIH có 14 axít amin. Nhân vùng dưới đồi bài tiết GHRH là nhân bụng giữa, đó là vùng nhạy cảm với nồng độ đường trong máu, gây cảm giác no khi tăng đường huyết và tạo cảm giác đói khi giảm đường huyết. Còn GHIH được bài tiết do một vùng khác gần đó. GHRH làm tăng giải phóng hormon GH của yên trước, còn GHIH ức chế sự giải phóng GH. Tình trạng cảm động, bị stress, hay chấn thương, thông qua vùng dưới đồi, có thể làm tăng sự bài tiết GH, thực tế là catecholamin, dopamin, và serotonin được giải phóng bởi các hệ nơrôn khác nhau của vùng dưới đồi đều làm tăng mức bài tiết GH.

Cơ chế tác dụng của GHRH trên tế bào tuyến yên là thông qua AMP vòng, chất này làm tăng sự vận chuyển ion calci vào trong tế bào, trong vài phút, cái đó gây hòa màng của túi bài tiết GH với màng tế bào và giải phóng hormon vào máu, đó là cơ chế tác dụng ngắn hạn. Còn cơ chế tác dụng dài hạn là làm tăng sự sao chép trong nhân do gen, và rồi gây tổng hợp GH mới.

Tóm lại, sự điều hòa bài tiết GH là phức tạo, .mà sự điều hòa lâu dài là tình trạng dinh dưỡng, chủ yếu là hàm lượng protein trong tế bào, càng thiếu protein càng kích thích bài tiết GH. Thí dụ trong tập luyện cơ bắp, nhu cầu protein tăng và sự bài tiết GH tăng, để tăng tổng hợp protein, làm nở cơ trong lao động.

3.1.4.Các bất thường của sự bài tiết GH

Các bất thường của sự bài tiết GH bao gồm: sự bài tiết GH giảm đi hay mất hẳn, gọi là suy tuyến yên, và sự bài tiết GH quá mức, gọi là cường tuyến yên.

3.1.4.1. Suy tuyến yên  

Sự giảm bài tiết các hormon tuyến yên trước có thể bẩm sinh hay mắc phải. Sự giảm bài tiết GH có thể xảy ra trong thời niên thiếu, làm cơ thể chậm phát triển, ở đứa trẻ 10 tuổi chi bằng đứa 4-5 tuổi, và cho đến năm 20 tuổi, kích thước cơ thể chi bằng đứa trẻ 7 – 10 tuổi.

Đứa trẻ bị suy tuyến yên thì không có tuổi dậy thì, vì không bài tiết đủ hormon hướng sinh dục, để phát triển chức năng sinh dục ở tuổi trưởng thành. Tuy nhiên một phần ba trường hợp, chi suy riêng hormon GH, người này vẫn có khả năng sinh sản.

Việc điều trị bệnh suy tuyến yên trước tuổi trưởng thành gặp nhiều khó khăn, vì dùng GH động vật không có tác dụng trên người, còn lấy GH ở người thì hầu như không thể thực hiện được. Tuy nhiên, hiện nay GH người có thể được tổng hợp bằng vi khuẩn Escherichia    Coli,do kết quả của sự áp dụng thành công kỹ thuật tái tổ hợp DNA. Vì vậy, hormon này bắt đầu được dùng với số lượng đủ để điều trị. Người suy tuyến yên chi thiếu GH đơn thuần, có thể được điều trị khỏi hoàn toàn, GH còn có tác dụng cải thiện các rối loạn chuyển hóa khác, vì nó có chức năng chuyển hóa khá rộng. Suy tuyến yên trên người lớn: Thường do hai nguyên nhân sau: (1) Các u chèn ép tuyến yên, cho đên khi tế bào yên trước hoàn toàn hay gần hoàn toàn bị phá hủy, (2) Tắc mạch máu tuyến yên (thrombosis), cái đó thường xẩy ra khi người mẹ bị shock tuần hoàn sau khi sinh con.

Tác dụng của suy tuyến yên là: giảm bài tiết các hormon hướng sinh dục, dẫn đến mất chức năng sinh dục; suy giáp, thiếu hormon giáp sẽ gây ra bệnh phù niêm dịch, tăng trọng lượng, vì không huy động lipit cho phát triển; • giảm sản xuất hormon glucocorticoit của tuyến vỏ thượng thận. Ngoại trừ chức năng sinh dục bất thường, bệnh nhân có thể được điều trị bằng cách cho các hormon tuyến giáp và tuyến thượng thận.

3.1.4.2. Cường tuyến yên

Bệnh khổng lồ (gigantism) : Thường do u trong tuyến yên ở tế bào somatotrop, hay còn gọi là tế bào ưa axít gây nên, tế bào sản xuất GH trở nên hoạt động quá mức, làm cho tất cả các mô của cơ thể phát triển nhanh, và nếu xảy ra trước tuổi dậy thì, khi các sụn nối đầu xương dài chưa đóng lại, thì cơ thể lớn.nhanh về chiều cao, thành người khổng lồ, có thể cao trên 2m.

Người khổng lồ thường bị tăng đường huyết và tế bào beta của đảo Langerhans tụy bị thoái hóa, do đường huyết cao kích thích chúng hoạt động quá mức, và phần khác do GH kích thích trực tiếp tế bào đảo. VI vậy, có 10% số bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường.

Phần lớn người khổng lồ có thể dẫn đến suy tuyến yên, nếu họ không điều trị, vì u thường phát triển, gây chèn ép, cho đến khi tuyến bị phá hủy, thiếu hormon tuyến yên lâu dài, có thể dẫn đến chết ở tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, nếu họ được điều trị bằng phẫu thuật tách u ra khỏi tuyến, hay điều trị bằng chiếu tia xạ tuyến, bệnh có thể đỡ hay khỏi.

Bệnh to đầu ngón (acromegaly)

Nếu u tuyến yên ở tế bào somatotrop, xẩy ra sau tuổi trưởng thành, lúc ấy sụn nối đầu xương dài đã nối liền với thân xương, và người không thể phát triển về chiều cao được nữa, Nhưng các mô mềm vẫn có thể phát triển, và xương có thể mọc ra theo chiều dày, đặc biệt là xương tay chân, và xương màng, bao gồm xương sọ, mũi, trán, và trên hố mắt, xương hàm dưới, và các phần của cột sống, chúng phát triển không ngừng ở tuổi trưởng thành. Vì vậy người trở nên dị dạng, các đầu tự do của xương phát triển quá mức, nên gọi là bệnh to đầu ngón: hàm dưới lồi ra phía trước, trán nhô ra, do sự phát triển quá mức của phần trên hố mắt, mũi to ra gấp 2 lần bình thường, chân to cần giày tăng số cỡ, các ngón tay cũng lớn gấp đôi. Cuối cùng nhiều cơ quan tổ chức mềm như lưỡi, gan, thận lớn dần ra, cột sống cong thành còng lưng.

3.1.4.3.Sự giảm bài tiết hormon GH làm cơ thể trở nên già cỗi

ở người giảm hay mất khả năng bài tiết GH, quá trình già sẽ phát triển nhanh. Thí dụ người ở tuổi 50, thiếu GH kéo dài có thể già như người 65 tuổi. Già là kết quả của sự giảm lưu trữ protein trong phần lớn các mô của cơ thể, tác dụng là giảm khối cơ và chiều dài cơ, làm nhăn da, giảm chức năng của các cơ quan, bộ máy.

Cùng với tuổi, nồng độ huyết tương trung bình của GH thay đổi như sau :

Tuổi Nồng độ ng/mL huyết tương

  • 5-20  6
  • 20-40   3
  • 40 – 70    1,6

Như vậy già là một quá trình do giảm dần sự bài tiết GH của tuyến yên trước.

3.2.Hormon kích thích tuyến giáp

TSH là một glycoprotein, trọng lượng phân tử là 28.000, nó có tác dụng trên tuyến giáp.

3.2.1.Tác dụng

  • Tác dụng quan trọng nhất của TSH là gây giải phóng hormon giáp T3 và T4 vào máu, nó thúc đẩy sự phân giải protein của thyroglobulin, tách T3 và T4 khỏi thyroglo- bulin, và giải phóng vào trong máu trong khoảng 30 phút, còn các tác dụng khác cần hàng giờ, hàng ngày, thậm chí hàng tuần mới phát huy tác dụng đầy đủ.
  • Nó kích thích tế bào giáp tăng kích thước và tăng sản xuất hormon tuyến giáp.
  • Tăng số lượng tế bào tuyến, với sự thay đổi hình thể, từ tế bào hình khối chuyển sang tế bào hình trụ.

Cơ chế tác dụng của TSH trên tế bào giáp là do hoạt hóa hệ truyền tin thứ hai cAMP, rồi chất này hoạt hóa enzym protein-kinaz, gây phosphoryl hóa trong tế bào. Kết quả là làm tăng bài tiết hormon giáp, và phát triển tổ chức tuyến.

3.2.2.Điều hòa bài tiết

Sự bài tiết TSH được điều hòa bởi TRH của vùng dưới đồi. TRH là một chất đơn, một tri-peptit amit – pyroglutamyl – histidyl – pro- lin – amit. TRH tác dụng trực tiếp trên tế bào tuyến yên làm tăng giải phóng TSH.

Cơ chế phân tử của TRH trên tế bào tuyến yên trước gây bài tiết TSH là qua thụ thể TRH ở màng tế bào yên. Sự kết hợp này gây hoạt hóa enzyme phospholipaz, hệ truyền tin thứ hai, để tạo ra một lượng lớn phospholipaz c, tiếp theo bởi nhiều sản phẩm truyền tin khác, bao gồm ion Ca++ và diacyl – glycerol và dẫn tới giải phóng TSH.

Lạnh có tác dụng kích thích vùng dưới đồi bài tiết TRH, do đó tăng bài tiết TSH của tuyến yên và hormon tuyến giáp, đôi khi hormon giáp có thể tăng lên 100 phần trăm hay hơn so với bình thường, mức chuyển hóa có thể tăng lên 50 phần trăm. Phản ứng xúc cảm cũng gây giải phóng TRH và TSH, mặt khác, kích động hoặc lo lắng kích thích mạnh hệ giao cảm, gây giảm bài tiết TRH và TSH, có lẽ do tang mức chuyển hóa và tăng thân nhiệt gây ức chế vùng dưới đồi.

Sự điều hòa ngược của hormon tuyến giáp: Hormon tuyến giáp tăng lên trong dịch cơ thể là giảm sự bài tiết TSH của tuyến yên, khi hormon giáp tăng lên 1,75 lần so với bình thường, thì mức bài tiết TSH giảm tới không.

Tác dụng điều hòa ngược này là trực tiếp trên tuyến yên, còn thứ phát trên vùng dưới đồi. Cơ chế điều hòa ngược là để duy trì nồng độ hormon giáp hằng định trong máu tuần hoàn.

3.3. Hormon hướng vỏ thượng thận ACTH

ACTH là một polypeptit có 39 axít amin.

3.3.1.Tác dụng

ACTH có tác dụng kích thích các tế bào lớp bó và lớp lưới của vỏ thượng thận, nó làm tăng hoạt động bài tiết của tế bào. Nó còn gây tăng sinh và phì đại tế bào vỏ thượng thận.

Tác dụng chính của ACTH trên tế bào vỏ thượng thận là gắn với thụ thể màng, hoạt hóa enzyme adenyl cyclaz ở màng tế bào, rồi tạo thành cAMP, chất này hoạt hóa enzym proteinkinaz A, gây ra sự chuyển đầu tiên cholesterol tới pregnenolon, từ đó tạo hor- mon vỏ thượng thận, chủ yếu là cortisol và androgen.

3.3.2.Điều hòa bài tiết ACTH

Chủ yếu là do hormon CRH của vùng dưới đồi, đó là một popypeptit có 41 axít amin.

Ngoài ra còn các stress về tinh thần và thể xác, chi trong vài phút dẫn tới sự tăng bài tiết ACTH và cortisol đến 20 lần.

Các stress về thể xác, như các kích thích đau hay sự phá hủy tổ chức, đầu tiên được dẫn truyền lên não, rồi tới lồi giữa của vùng dưới đồi, ở đây CRH được tiết vào hệ thống cửa vùng dưới đồi tuyến yên. Trong vài phút, CRH gây ra sự tăng bài tiết ACTH và corti- sol vào máu. Các stress về tinh thần, thường làm tăng nhanh sự bài tiết ACTH. Nó thường làm tăng hoạt động của hệ limbic, đặc biệt là vùng hạnh nhân và hải mã, rồi cả hai vùng đó dẫn truyền các dâu hiệu tới vùng dưới đồi.

Tác dụng ức chế ngược của cortisol trên vùng dưới đồi và tuyến yên

Khi cortisol được bài tiết nhiều, nó có tác dụng điều hòa ngược âm tính trên vùng dưới đồi, làm giảm bài tiết CRH, và trên tuyến yên trước, làm giảm bài tiết ACTH. Cả hai tác dụng điều hòa ngược này giúp giữ nồng độ cortisol hằng định trong máu.

3.4.Các hormon kích thích nang trứng và tạo hoàng thể: FSH và LH

Cả hai hormon FSH và LH bản chất hóa học đều là glycoprotein, chúng tác dụng trên các tổ chức đích là buồng trứng vạ tinh hoàn, do hoạt hóa hệ truyền tin thứ hai cAMP, và rồi chất này hoạt hóa hệ enzyme đặc hiệu trong tế bào đích.

3.4.1.Tác dụng

  • Trên buồng trứng, FSH kích thích một sô” nang trứng trưởng thành, trong đó có một nang trứng trưởng thành nhanh nhất, trở thành nang trứng chín, và sẽ phóng trứng. Còn LH kích thích các tế bào hạt, lớp vỏ trong của các tế bào này sẽ tiết ra hormon buồng trứng là estrogen.

Trên tinh hoàn, FSH kích thích tế bào Sertoli trong ống sinh tinh, làm cho các tế bào này phát triển và bài tiết các chất sinh tinh trùng. Chất này cùng với hormon test- osteron do tế bào Leydig tiết ra, có tác dụng dinh dưỡng mạnh trên ống sinh tinh, làm cho các tế bào mầm trên ống sirih tinh trưởng thành nhanh chóng, qua các giai đoạn trung gian để trở thành tinh trùng. Còn LH kích thích các tế bào kẽ Leydig, các tế bào này sẽ phát triển và bài tiết ra hormon tinh hoàn là testosteron, lượng testosteron được bài tiết phụ thuộc vào lượng LH.

3.4.2.Sự điều hòa bài tiết FSH và LH

Sự điều hòa bài tiết FSH và LH của tuyến yên trước là do một hormon của vùng dưới đồi là GnRH đảm nhiệm. GnRH là một decapeptit, có 10 axít amin là:

Glu – His – Trp – Ser – Tyr – Gly – Leu – Arg – Pro – Gly – NH2

GnRH thường được bài tiết ngắt quãng ở mỗi khoảng thời gian từ 1 đến 3 giờ, mỗi lần chi bài tiết trong khoảng ít phút, cường độ kích thích của hormon này phụ thuộc vào hai yếu tố: tần số của chu kỳ bài tiết và số lượng GnRH được tiết ra trong mỗi chu kỳ. Sự bài tiết của LH của tuyến yên trước cũng có chu kỳ theo với chu kỳ bài tiết của GnRH, vì có sự liên quan chặt chẽ như thế, nên GnRH còn được gọi là hormon giải phóng LH, viết tắt là LHRH. Còn sự bài tiết FSH chi có thay đổi nhẹ với sự bài tiết GnRH, nó thay đổi chậm, qua giai đoạn nhiều giờ, đáp ứng với sự thay đổi dài hạn của GnRH.

Sự ức chế ngược của các hormon tuyến sính dục đôi vởi vùng dưởi đồi và tuyến yên

Cơ chế điều hòa ngược âm tính của testosteron là khi nó được bài tiết nhiều, sẽ có tác dụng ức chế vùng dưới đồi, làm giảm sự bài tiết GnRH, do đó cũng sẽ làm giảm sự bài tiết LH của tuyến yên trước, và test- osteron của tế bào Leydig tinh hoàn. Ngoài ra testosteron cũng có tác dụng ức chế trực tiếp trên tuyến yên trước, làm giảm sự bài tiết LH. Mặt khác, khi testosteron được bài tiết ít, sẽ cho phép vùng dưới đồi bài tiết một lượng lớn GnRH, dẫn đến bài tiết nhiều LH và testosteron. Đối với FSH, nó kích thích tế bào Sertoli bài tiết các chất sinh tinh trùng, đồng thời tế bào này cũng tiết ra một hormon là inhibin, là một glycoprotein. Khi ống sinh tinh sản xuất quá nhiều tinh trùng, thì tế bào Sertoli cũng sản xuất nhiều inhibin. Chất này có tác dụng điều hòa ngược âm tính, ức chế lại tuyến yên trước, làm giảm sự bài tiết FSH, do đó làm giảm sự sản xuất tinh trùng, để điều hòa lượng tinh trùng. Nó cũng có tác dụng ức chế nhẹ trên vùng dưới đồi, làm giảm sự bài tiết GnRH.

Ngoài ra nhiều yếu tố tinh thần, qua hệ limbic của não, đi đến vùng dưới đồi, có tác dụng đến mức độ bài tiết hormon GnRH của vùng dưới đồi.

Tác dụng điều hòa ngược của progesteron và estrogen trên tuyến yên

LH có tác dụng duy trì hoàng thể và kích thích hoàng thể tiết ra progesteron và estro- gen. Khi progesteron và estrogen có nồng độ cao trong máu, nó sẽ tác dụng trở về, ức chế sự bài tiết LH của tuyến yên. Nó cũng có tác dụng ức chế vùng dưới đồi làm giảm bài tiết GnRH, nhưng ở mức độ ít hơn, đặc biệt nó làm giảm tần số nhịp tiết GnRH.

Các tế bào hạt của hoàng thể cũng bài tiết ra hormon inhibin, nó có tác dụng ức chế mạnh sự bài tiết FSH của tuyến yên và ức chế LH với mức độ ít hơn. Khi LH bị ức chế thì hoàng thể sẽ teo đi.

Điều hòa ngược dương tính của estrogen trước khi rụng trứng

  Khoảng 12 ngày sau khi thấy kinh, một nang trứng đã trưởng thành đến mức độ chín, lớp vỏ của tế bào hạt tiết nhiều estrogen, lúc này estrogen đã không ức chế trở về tuyến yên, mà còn kích thích tuyến yên tiết một lượng lớn LH, gấp từ 6 đến 8 lần so với bình thường,, và một lượng FSH gấp 2 lần bình thường. Chính sự tăng LH đột xuất đó, làm cho trứng rụng vào khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ kinh 28 ngày. Hiện tượng đó được gọi là tác dụng điều hòa ngược dương tính của estrogen trên tuyến yên. Sau khi trứng rụng, bộ phận còn lại của nang trứng, chủ yếu là các tế bào hạt chuyển thành hoàng thể, LH tiếp tục duy trì hoàng thể, và hoàng thể sẽ tiết ra progesteron, es- trogen và inhibin.

3.5.Prolactin

3.5.1.Tác dụng

Prolactin có tác dụng kích thích tuyến vú bài tiết sữa, nhưng nó chi có tác dụng thực sự khi tuyến vú đã được phát triển đầy đủ dưới tác dụng của estrogen và progesteron.

Vì lý do đó, nên trong chu kỳ buồng trứng bình thường, prolactin được bài tiết ít, và không có tác dụng kích thích tuyến vú bài tiết sữa.

Trong thời gian có thai, prolactin được bài tiết tăng lên dần từ tuần thứ 5, và tiếp tục tăng cho tới lúc sinh con, lúc này nó tăng lên gấp từ 10 đến 20 lần so với bình thường.

Thêm vào đó, rau thai bài tiết ra một hormon là somatomammotropin cũng có tác dụng sinh sữa nhẹ, như vậy hai hormon này phối hợp để kích thích gây bài tiết sữa. Tuy nhiên, trước khi chuyển dạ đẻ, tuyến vú vẫn chưa bài tiết sữa, vì hai hormon estrogen và progesteron có tác dụng ức chế việc bài tiết sữa của tuyến vú.

Ngay sau khi đứa trẻ sinh ra, cả hai hor- mon estrogen và progesteron do rau thai bài tiết ra ngừng đột ngột, cho phép tác dụng sinh sữa của prolactin. Sự bài tiết sữa cần sự phối hợp của một số hormon khác như GH, insulin, cortisol và thyroxin, những hormon này cần thiết để cung cấp các axít amin, axít béo, glucoz và calci cần cho sự tạo sữa.

3.5.2.Điều hòa bài tiết prolactin

  Vài ba tuần sau khi sinh, mức bài tiết pro- lactin trở về bình thường như lúc không có thai. Tuy nhiên, khi bà mẹ cho con bú, những kích thích cơ học từ núm vú sẽ truyền lên. vùng dưới đồi, rồi qua PRH xuống tuyến yên trước gây bài tiết prolactin, mức bài tiết tăng từ 10 đến 20 lần, và kéo dài trong khoảng 1 giờ, cái đó duy trì sự bài tiết sữa cho đợt bú tiếp theo. Nếu ngừng cho con bú, thì tuyến yên cũng ngừng bài tiết prolactin, và tuyến vú ngừng bài tiết sữa. Sự sản xuất sữa có thể tiếp tục trong nhiều năm, nếu đứa trẻ tiếp tục bú, mặc dù mức tạo sữa giảm nhiều sau từ 7 – 9 tháng.

Vùng dưới đồi còn tiết ra hormon PIH làm giảm bài tiết prolactin của tuyến yên, có thể đến 10 lần.

Trong thời gian cho con bú, phần lớn các bà mẹ không có chu kỳ buồng trứng và sự rụng trứng, nên không có thai tiếp. Cơ chế của cái đó là khi trẻ mút vú, những xung động được truyền lên vùng dưới đồi, và sự bài tiết prolactin có tác dụng ức chế sự bài tiết GnRH, dẫn đến giảm bài tiết các hormon hướng sinh dục FSH và LH của tuyến yên, nên không có chu kỳ buồng trứng và sự rụng trứng. ít tuần sau khi ngừng cho con bú, hoạt động của các vùng dưới đồi, tuyến yên và tuyến sinh dục lại tiếp tục.

4.Tuyến yên sau

4.1.Đại cương

Tuyến yên sau còn gọi là yên thần kinh, gồm những tế bào yên, nhưng những tế bào này không bài tiết các hormon yên sau, mà nó chi có vai trò trợ giúp những tận cùng thần kinh của các sợi từ vùng dưới đồi đi xuống.

Những tận cùng thần kinh này chứa nhiều hạt bài tiết và chúng nằm trên bề mặt của các mao mạch, ở đó chúng tiết ra hai hormon là hormon chống bài niệu (ADH), hay còn gọi là vasopressin, và hormon thứ hai là oxy- tocin. Các hormon này được tổng hợp từ hai nhân của vùng dưới đồi là nhân trên thị và nhân cạnh não thất, rồi chúng được vận chuyển ở dạng kết hợp với một protein mang là neurophysin, chuyển xuống đầu tận cùng thần kinh trong tuyến yên sau, thời gian cần nhiều ngày.

 Vasopressin được tạo thành chủ yếu ở nhân trên thị, còn oxytocin được tạo thành chủ yếu ở nhân cạnh não thất. Tuy nhiên mỗi nhân có thể tổng hợp khoảng một phần sáu hormon thứ hai.

Khi xung động thần kinh dẫn truyền xuống, dọc theo sợi từ nhân trên thị và nhân cạnh não thất, hormon được giải phóng trực tiếp từ những hạt bài tiết trong tận cùng thần kinh, bằng cơ chế bài xuất thông thường là xuất bào, và được hấp thu vào trong mao mạch bên cạnh. Cả hai, neurophysin và hormon đều được bài tiết cùng nhau, nhưng vì chúng chi được gắn lỏng lẻo với nhau, nên hormon sẽ tách ra ngay. Còn neurophysin không có chức năng sau khi rời tận cùng thần kinh, nên chúng sẽ bị thoái hóa.

Bản chất hóa học của ADH và oxytocin

Cả hai ADH (vasopressin) và oxytocin đều là peptit, có 9 axít amin:

ADH : Cys – Tyr – Phe – Gln – Asn – Cys – Pro – Arg – Gly – NH2

Oxytocin : Cys – Tyr – Ile – Gln – Asn – Cys – Pro – Leu – Gly – NH2  

4.2.ADH (Vasopressin)

4.2.1.Tác dụng sinh lý của ADH

ADH có tác dụng làm giảm sự bài xuất nước tiểu. Khi thiếu ADH, ống góp của thận hầu như không thấm đối với nước, nghĩa là nước không được tái hấp thu trở về cơ thể, nó sẽ bị thải ra nước tiểu, và làm cho nước tiểu loãng. Mặt khác, khi có ADH, tính thấm đối với nước của ống xa và ống góp của thận tăng nhiều, làm cho phần lớn nước được tái hấp thu trở về cơ thể, lượng nước thải qua nước tiểu râ”t ít, làm cho nước tiểu cô đặc.

Cơ chế tác dụng của ADH trên tế bào biểu mô của ống góp của thận là như sau: phía bên trong của màng tế bào biểu mô ống ở bờ lòng ống có một sô” lớn những túi nhỏ đặc biệt, nó có những lỗ thấm nước cao. Khi ADH tác dụng trên tế bào, đầu tiên nó kết hợp với thụ thể màng, tạo thành cAMP, rồi châ”t này gây phosphoryl hóa những thành phần nằm ở túi đặc biệt, và rồi làm cho túi được đưa vào trong màng tế bào phía lòng ống, như vậy nó cung cấp nhiều vùng có tính thâm cao, tất cả hoạt động đó chi xảy ra khoảng từ 5 đến 10 phút. Khi thiếu ADH, quá trình lại xảy ra ngược lại trong từ 5 – 10 phút, tức là thiếu cAMP, các túi nhỏ bị rút ra khỏi màng, trở về vị trí nằm phía trong màng, và màng không thâm nước.

4.2.2.Điều hòa bài tiết ADH

Điều hòa thẩm thấu

Khi áp suất thẩm thâu của máu cao, nó qua động mạch vào vùng dưới đồi, các nơrôn của nhân trên thị và cạnh não thất dẫn truyền các xung động đến tuyến yên sau, gây giải phóng một lượng lổn ADH vào máu tuần hoàn, đôi khi cao gấp 20 lần mức bình thường.

Ngược lại, khi áp suất thẩm thâu của máu thấp, vùng dưới đồi ngừng phát xung động và tuyến yên sau ngừng bài tiết ADH. Thời gian bán hủy của ADH trong máu tuần hoàn

Cơ chế là như sau: vùng dưới đồi có những thụ thể thẩm thâu. Khi dịch ngoại bào trở nên quá ưu trương, dịch của tế bào thụ thể bị hút ra ngoài do lực thẩm thấu, cái đó làm giảm kích thước của tế bào và tạo ra các dấu hiệu thần kinh tương ứng trong vùng dưới đồi, gây ra sự bài tiết ADH. Ngược lại khi dịch ngoại bào trở nên quá loãng, nước được chuyển theo chiều hướng ngược lại, tức là từ ngoài vào trong tế bào, và cái đó làm giảm các dâu hiệu bài tiết ADH.

Tác dụng co mạch của ADH

Khi nồng độ ADH cao trong máu, nó có tác dụng làm co tiểu động mạch của toàn cơ thể, làm tăng áp suất động mạch, nên ADH còn được gọi là vasopressin.

Một trong những kích thích gây ra bài tiết ADH nhiều là thể tích máu giảm. Khi thể tích máu giảm mạnh chi còn từ 15 tới 25 phần trăm, thì mức bài tiết ADH có thể tăng lên đến 50 lần hơn bình thường.

Cơ chế là như sau: Thành tâm nhĩ phải có thụ thể sức căng, chúng bị kích thích khi tâm nhĩ đầy máu. Khi bị kích thích, chúng phát xung động tới não để ức chế sự bài tiết ADH. Ngược lại, khi lượng máu vào tâm nhĩ giảm, nó ngừng phát xung động, và sự bài tiết ADH tăng.

4.3.Oxytocin

4.3.1.Tác dụng trên tử cung

Oxytocin có tác dụng gây co cơ trơn dạ con, nhất là trong lúc có thai, đặc biệt mạnh là trong lúc chuyển dạ. Nhiều bằng chứng tỏ ra rằng hormon này ít nhất là chịu trách nhiệm một phần trong cơ chế đẻ: (1) ớ con vật bị cắt tuyến yên, thời gian đẻ kéo dài.(2) Lượng oxytocin huyết tương tăng lên trong khi đẻ, đặc biệt là d trong giai đoạn cuối cùng. (3) Sự kích thích cổ dạ con ở người có thai tạo ra những dấu hiệu thần kinh, nó sẽ được đưa lên vùng dưới đồi, gây tăng bài tiết oxytocin.

4.3.2.Tác dụng của oxytocin trong sự bài xuất sữa

Oxytocin đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bài xuất sữa, nó làm ép các nang sữa, để sữa chảy vào các ống dẫn, và trẻ có thể bú được. Cơ chế là như sau: động tác mút trên đầu vú gây ra các dấu hiệu được dẫn truyền qua thần kinh cảm giác tới não, và cuối cùng tới nơrôn oxytocin trong các nhân trên thị và cạnh não thất ở vùng dưới đồi, gây giải phóng oxytoxin từ tuyến yên sau. Rồi oxytocin được vận chuyển qua máu tới tuyến vú, ở đây nó gây ra co các tế bào cơ biểu mô, mà nó nằm ngoài và bao quanh các nang sữa của tuyến vú. Chưa đầy một phút sau khi mút vú, sữa bắt đầu chảy ra.


Scroll to Top