Ung thư xương là gì?
Ung thư là một nhóm nhiều bệnh. Người ta đã biết hơn 100 loại ung thư khác nhau. Tất cả các loại ung thư có điểm chung: những tế bào trờ nên bất thường, chúng tăng trưởng, phá hủy mô của cơ thể và lan rộng đến những cơ quan khác (di căn).Những tế bào bình thường tạo ra mô theo một trình tự: trường thành, phân chia, và thay thế những tế bào già. Quá trình này giúp cơ thể tồn tại và phát triển. Nếu những tế bào mất khả năng kiểm soát sự tăng trường, chúng tăng trưởng quá nhanh và không theo trình tự nào cả. Chúng tạo ra nhiều mô. Một khối mô gọi là bướu. Bướu có thể lành hay ác tính.
Bướu lành tính không phải là ung thư. Chúng không lan rộng đến các cơ quan khác và hiếm khi đe doạ tính mạng. Bướu lành thường được cắt bỏ. Mặc dù những bưóru xương lành tính thinh thoảng có thể tái phát, chúng có thể được phẫu thuật.
Bướu ác lính là ung thư. Nó có thể xâm lấn và phá huỷ những mô, tạng bình thường kế cận. Những tế bào ung thư cũng có thể tách ra khỏi bướu và đi vào máu. Chính vì vậy mà tại sao ung thư xương có thể di căn đến cơ quan khác.
Ung thư mà bắt đầu từ xương gọi là ung thư xương nguyên phát. Ung thư xương thường thấy nhất ở cánh tay và chân, nhưng có thể xảy ra ở mọi xương trong cơ thể. Trẻ em và thiếu niên có nhiều khả năng mắc bệnh ung thư xương hơn người trưởng thành.
Ung thư xương nguyên phát được gọi là “sarcoma”. Có nhiều loại sarcoma ,mỗi thể bát đầu từ một loại mô xương khác nhau. Thường thấy nhất là: sarcoma xương, Ewing’s sarcoma, và sarcoma sụn.
Sarcoma xương là loại thường thấy nhất của ung thư xương ở thiếu niên. Bệnh thường xuất hiện khoảng từ 10 đến 25 tuổi. Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ. Sarcoma xương thường xuất hiện ở đầu xương, nơi đó mô xương mới được hình thành ở tuổi thiếu niên. Sarcoma xương ảnh hường chủ yếu xương dài của cánh tay và chân.
Ewing’s sarcoma thường thấy khoảng 10- 25 tuổi. Thiếu niên bị ảnh hường nhiều nhất. Ung thư này hình thành ở phần giữa (thân xương) của những xương lớn. Xương bị ảnh hường nhiều nhất là xương hông và xương dài ở đùi, tay. Ung thư này có thể xảy ra ở xương sườn.
Sarcormi sụn chủ yếu ờ người lớn. Loại u này hình thành trong sụn (mô mềm dẻo xung quanh khớp).
Những loại ung thư xương khác bao gồm: sarcoma sợi, u tế bào khổng lồ ác tính, u sụn. Những người trên 30 tuổi hiếm khi mắc những loại này.
Ung thư xưong nguyên phát thì hiếm. Mặt khác, ung thư xương thường do di căn từ các cơ quan khác. Khi điều này xảy ra, bệnh không được gọi là ung thư xương. Mỗi loại ung thư được đặt tên theo cơ quan hoặc mô bị ung thư nguyên phát. Điều trị ung thư xương thứ phát phụ thuộc vào loại ung thư nguyên phát và sự di căn của nó.
Ung thư bắt đầu từ cơ, mỡ, dây thần kinh, mạch máu, và những mô liên kết hay nâng đỡ khác trong có thể gọi là sarcoma mô mềm. Bệnh xảy ra ở người lớn và trẻ em. Nhưng không bàn luận ở đây.
Leukemia, đa u tuỷ, và u lympho là ung thư bắt nguồn từ tế bào ở tủy xương. Đây là những bệnh khác nhau và không phải là ung thư xương.
Triệu chứng của ung thư xương?
Triệu chứng ung thư xương có khuynh hưóng phát triển chậm. Phụ thuộc vào loại, vị trí, kích thước u.
Đau là triệu chứng thường thấy nhất của ung thư xương. Thỉnh thoảng là một u mềm, hơi đau trên xương có thể
cảm giác đưục qua da. Vài trường hợp ung thư xương cản trở hoạt động bình thường. Ung thư xương có thể gây gãy xương.Những triệu chứng trên không chắc là ung thư, nó có thể do nguyên nhân khác ít trầm trọng hơn. Ai gặp phải triệu chứng này nên tham vấn bác sĩ.
Chẩn đoán ung thư xương
Để chẩn đoán ung thư xương, bác sĩ sẽ hỏi tiền sử của bản thân và gia đinh, và khám lâm sàng toàn diện. Ngoài ra còn kiểm tra tổng trạng, xét nghiệm máu, chụp X quang. X quang có thể cho thấy vị trí, kích thước và hình dạng u: u lành thường tròn, bờ rõ ; ung thư xương thườmg có nhiều hình dạng và bờ không đều.
Nếu X quang thấy nghi ngờ ung thư xương, một số xét nghiệm chuyên biệt sau có thể được làm. Những xét nghiệm này còn cho biết ung thư xương di căn hay chưa.
Xạ hình xương cho thấy kích thước, hình dạng, và vị trí của vùng bất thường trên xương. Một lượng nhỏ chất phóng xạ được tiêm vào máu. Xương hấp thu chất này và được phát hiện bời một dụng cụ đặc biệt gọi là scan.
CT scan hay CAT scan là kỹ thuật X quang cho biết chi tiết những hình ảnh cắt ngang của CT, nhờ một máy vi tính.
MRI (Hình ảnh cộng hưởng từ) cũng cho biết chi tiết những hình ảnh cắt ngang. MRI sử dụng từ trường rất mạnh liên kết với máy vi tính.
Chụp mạch máu là chụp X quang mạch máu. Chất cản quang được tiêm vào mạch máu vì vậy thấy chi tiết mạch máu, xét nghiệm này cũng được làm để giúp ích kế hoạch phẫu thuật.
Sinh thiết là cách chắc chắn để nói có ung thư hay không. Sinh thiết tốt nhất nên làm ở bệnh viện nơi có các bác sĩ kinh nghiệm về chẩn đoán ung thư xương. Bác sĩ lấy một mẫu mô từ u xương. Chuyên viên giải phẫu bệnh xem mẫu đó dưới kính hiển vi, nếu thấy ung thư thì anh ta có thể cho biết loại sarcoma và khả năng phát triển nhanh hay chậm.
Nếu đã chẩn đoán ung thư xương thì điều quan trọng cần xác định là nguyên phát hay thứ phát. Dữ kiện này rất quan trọng trong điều trị. Kết quả khám lâm sàng, xét nghiệm, X quang, chụp cát lớp (scan), và sinh thiết được sử dụng để phân chia ung thư. Giai đoạn ung thư xác định ung thư đã di căn hay chưa và bao nhiêu mô bị ảnh hưởng.
Điều trị ung thư xương?
Nhiều yếu tố được xem xét để quyết định phương pháp điều trị tốt nhất. Đó là: loại, vị trí, kích thước, sự lan rộng, tuổi tác, tổng trạng. Một kế hoạch điều trị được vạch ra phù họrp với nhu cầu mỗi bệnh nhân.
Đó là: phẫu thuật xạ trị, lioá trị. Bác sĩ thường phối họp phưong pháp điều trị phii thuộc sự cần thiết của bệnh nhân. Bệnh nhân có thể được giới thiệu đến những bác sĩ chuyên về điều trị các loại ung thư. Thường thường, các chuyên gia làm việc với nhau như một đội; gồm: phẫu thuật viên, chuyên gia ung thư ở nhi và chuyên gia xạ trị.
Phẫu thuật là một phần cùa điều trị ung thư xương. Bởi vì, bệnh có thể tái phát gần vị trí ban đầu, phẫu thuật viên lấy u và một phần xương lành và mô lành khác xung quanh u.
Khi ung thư xương ở một cánh tay hay chân, phẫu thuật viên cố gắng lấy u và một vùng mô lành xung quanh u. Thỉnh thoảng phẫu thuật viên có thể sừ dụng một dụng cụ kim loại để thay thế phần xương bị lấy đi. ở trẻ em, thay thế dụng cụ kim loại có thể kéo dài khi trẻ lớn. Cách thức bảo tồn chi này cần nhiều lần phẫu thuật để giữ sự kéo dài chi nhân tạo.
Tuy nhiên khi u lớn có lẽ đoạn chi là cần thiết. Nếu đoạn chi thì cần làm chi giả; chân, cánh tay, bàn tay, bàn chân.
Hoá trị là dùng thuốc giết tế bào ung thư. Thường phổi họp từ 3 loại thuốc trở lên, thuốc có thể uống hay tiêm vào cơ hay mạch máu. Thuốc theo dòng máu đi khắp cơ thể. Hoá trị được tiến hành nhiều đợt: sau một đợt điều trị là một khoảng thời gian hồi phục, tiếp sau đó là một điều trị mới và tiếp tục nhiều đợt.
Một số bệnh nhân điều trị hoá trị ngoại trú bệnh viện, dưỡng đường, hay phòng khám tại nhà của bác sĩ. Tuy nhiên, tuỳ theo loại thuốc điều trị bệnh nhân cần phải ở trong bệnh viện một thời gian ngắn.
Hoá trị luôn phối hợp với phẫu thuật ung thư xưcmg. Đôi lúc, hoá trị được dùng để thu nhỏ kích thước u trước khi phẫu thuật. Hoá trị còn là một điều trị hỗ trợ sau phẫu thuật để diệt hết những tế bào ung thư có thê còn sót lại trong cơ thể và phòng ngừa tái phát. Có khi bệnh nhân được hoá trị trước và sau phẫu thuật. Đối với vài loại ung thư xương hoá trị phối họp với xạ trị. Hoá trị có thể được dùng để kiểm soát ung thư xương có di căn.
Xạ trị là dùng tia xạ năng lượng cao để làm tổn thương tế bào ung thư và ngăn chúng phát triển. Vài trường hợp, xạ trị dùng thay thế phẫu thuật để phá huỷ u hay những tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.
Bệnh nhân cần phải đến bệnh viện hay dưỡng đường mỗi ngày để xạ trị. Thường điều trị 5 ngày một tuần, trong 5 đến 8 tuần.
Tác dụng phụ của điều trị ung thư xương?
Các phương pháp điều trị ung thư xương rất mạnh. Thật khó khăn để hạn chế những ảnh hưởng của điều trị, không những tế bào ung thư bị phá hủy mà tế bào bình thường cũng bị tổn thương. Điều đó cho thấy tại sao việc điều trị gây ra nhiều tác dụng phụ. Tác dụng phụ tùy thuộc vào phương pháp điều trị và vị trí u.
Phẫu thuật ung thư xưong là một đại phẫu. Vùng phẫu thuật phải được theo dõi cẩn thận về nhiễm trùng. Phục hồi chức năng là phần quan trọng sau phẫu thuật.
Tác dụng phụ của hoá trị phụ thuộc loại thuốc điều trị, và mỗi người có phản ứng khác nhau. Hoá trị ảnh hưởng tế bào đang phát triển, như tế bào tạo máu và tế bào lót đường tiêu hoá. Ket quả là bệnh nhân bị tác dụng phụ như: dễ nhiễm trùng, chán ăn, buồn nôn, ói, loét miệng, cảm giác yếu sức, rụng tóc. Những tác dụng phụ này ảnh hưởng trong thời gian ngắn và thường hết khi ngưng điều trị.
Trong thời gian xạ trị, bệnh nhân có thể rất mệt mỏi vi điều trị liên tục. Quan trọng là nghi ngơi càng nhiều càng tốt. Vùng điều trị trị thường có phản ứng da đỏ hay khô, và da nên được bảo vệ dưới ánh nắng mặt trời, chăm sóc cẩn thận, không sử dụng dung dịch hay kem thoa lên da mà không có ý kiến bác sĩ.
Đối với vài bệnh nhân, cần thiết phải khám răng miệng trước khi điều trị. Bởi vì, điều trị ung thư có thể làm miệng nhạy cảm và dễ nhiễm trùng.
Chán ăn có thể là vấn đề trong quá trình điều trị ung thư. Ăn uống giúp bệnh nhân có thể chống lại tác dụng phụ tốt hơn, vì vậy dinh dưỡng tốt là quan trọng. Ăn tốt nghĩa là đủ năng lượng để không sụt cân và đủ đạm phục hồi, tái tạo lại mô bình thường. Nhiều bệnh nhân nhận thấy ăn nhiều bữa nhỏ và ít tốt hơn là ba bữa lớn trong ngày.
Tác dụng phụ gặp phải trong điều trị thì thay đổi ở mỗi bệnh nhân. Thậm chí, khác nhau giữa những đợt điều trị. Nhiều nỗ lực để những tác dụng phụ này xảy ra ít nhất. May mắn thay, những tác dụng này là tạm thời. Bác sĩ, y tá, chuyên gia dinh dưỡng có thể giải thích tác dụng phụ do điều trị ung thư và đề nghị cách giải quyết.
Các nhà nghiên cứu quan tâm khả năng tác dụng phụ lâu dài ờ người trẻ được điều trị với xạ trị và hoá trị, phụ thuộc vào vị trí u và cách điều trị. Vài loại hoá trị ảnh hưởng khả năng sinh sản của bệnh nhân. Nếu tác dụng phụ này thường xuyên nó có thể gây vô sinh, cả nam và nữ. Xạ trị có thể làm tăng khả năng u tái phát sẽ phát triển sau đó ờ vùng đã điều trị. Bác sĩ có thể bàn bạc chi tiết với bệnh nhân và gia đình về những tác dụng phụ này
Điều gì xảy ra sau điều trị ung thư xương?
Theo dõi đều đặn sau điều trị ung thư xương là điều quan trọng. Bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh nhân chặt chẽ trong vài năm để chắc chắn ung thư không tái phát hay điều trị nhanh chóng nếu nó tái phát. Kiểm tra gồm; khám lâm sàng, xét nghiệm máu, X quang, scan, và một số cận lâm sàng khác.
Điều trị ung thư có thể gây tác dụng phụ nhiều năm sau đó. Vì lý do này, bệnh nhân nên tiếp tục kiểm tra định kỳ và cho bác sĩ biết ngay bất cứ vấn đề nào mới xuất hiện.
Bệnh nhân bị đoạn chi cần trị liệu vật lý. Các nhà vật lý trị liệu và bác sĩ chuyên về phục hồi chức năng giúp bệnh nhân học cách thực hiện những hoạt động hằng ngày theo cách mới, cách sử dụng chi giả.
Chẩn đoán ung thư làm thay đổi cuộc sống bệnh nhân và người thân của họ. Những thay đổi này khó có thể điều khiển được. Bệnh nhân, gia đình họ và bạn bè có nhiều cảm xúc khác nhau và đôi lúc lại lo sợ, hoang mang khi nghe nói bị ung thư.
Lúc này, bệnh nhân và người thân cảm thấy sợ hãi, giận dữ, hay trầm cảm. Đây là phản ứng bình thường khi họ đối mặt với vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng. Những bệnh nhân trẻ em và thiếu niên, thường có thể đưcmg đầu những vấn đề này tốt hcm nếu họ có thể nói thoải mái về sức khoẻ và cảm xúc của họ với gia đình và bạn bè. Chia sẻ cảm xúc với người khác có thể giúp mọi người thấy dễ chịu hom, đó là cách để người khác thấy sự lo âu và yêu cầu hỗ trợ cùa họ.
Mối quan tâm tương lai, như lo lắng về các kiểm tra, điều trị, nhập viện, viện phí. Việc nói với bác sĩ, y tá, nhân viên chăm sóc sức khoẻ có thể trấn an lo âu và cảm giác sợ hãi. Bệnh nhân có vai trò quyết dịnh về việc chăm sóc và lựa
chọn điều trị bằng cách đặt câu hỏi về ung thư xương. Họ có thể hỏi bất cứ điều gì mà họ thắc mắc, chưa tường tận. Bệnh nhân và gia đình có nhiều câu hỏi quan trọng và bác sĩ là người hợp lý nhất để trả lời.
Thỉnh thoảng, bệnh nhân dùng con số thống kê ước tính cơ hội chữa trị của họ. Tuy nhiên, nên nhớ ràng đây chi số liệu trung bình, chúng được tính dựa trên sổ lượng lớn và không có hai bệnh nhân ung thư nào hoàn toàn giống nhau. Chỉ bác sĩ theo dõi trực tiếp bệnh nhân mới hiểu rõ tình hình để bàn bạc về cơ hội hồi phục (tiên lượng). Bác sĩ thường dùng từ “sống sót” hay “lui bệnh” hơn là khỏi bệnh. Ngay cả nhiều bệnh nhân ung thư xương hoàn toàn hồi phục, bởi vì bệnh có thể tái phát.
Bệnh nhân ung thư xương có thể lo lắng về việc đoạn chi hay phẫu thuật khác sẽ ảnh hưởng đến không những vẻ bề ngoài của họ mà còn cảm nghĩ người khác về họ. Cha mẹ có thể lo lắng con họ không thể tham gia hoạt động bình thường ở trường học hay hoạt động xã hội. Người lớn (đã phẫu thuật lớn) lo âu về việc làm, tham gia hoạt động xã hội và chăm sóc gia đinh.Bác sĩ có thể khuyên nhủ về điều trị, việc làm, đến trường, hay những hoạt động khác. Bệnh nhân cũng muốn thảo luận về những lo âu: tương lai, quan hệ gia đình, tài chính. Nếu khó nói với bác sĩ về cảm xúc hay những vấn đề cá nhân, bệnh nhân có thể nói với y tá, nhân viên xã hội hay người khuyên nhủ, thành viên các giáo hội.
Nhà vật lý trị liệu có thể giúp bệnh nhân thực hiện cách thức mới để làm việc. Đặc biệt quan trọng đối với những người mất một phần hay cả chi và học sừ dụng chi giả.
Học cách sống với những thay đổi do bệnh ung thư xương sẽ dễ dàng hơn cho bệnh nhân và những người chăm sóc họ khi họ có sự trợ giúp thông tin và dịch vụ nâng đỡ. Nhiều bệnh nhân cảm thấy có ít khi nói chuyện với những người có hoàn cảnh giống họ, họ có thể gặp những người này do tự liên lạc hay rủiờ nhóm trợ giúp.
Trong tương lai sự hiểu biết về ung thư xương ra sao?
Vào thời điểm này, sự hiểu biết về nguyên nhân ung thư xương thật là ít. Các bác sĩ ít khi cắt nghĩa được tại sao một người bị loại ung thư đặc biệt này còn người khác thì không. Tuy nhiên chủng ta biết ung thư xương không phải là bệnh truyền nhiễm; không ai bị lây ung thư từ người khác.
Các nhà khoa học và các trung tâm y khoa đang nghiên cứu ung thư xương, họ cố gắng tìm kiếm những nguyên nhân gây bệnh này và dự phòng nó như thế nào. Họ cũng đang tìm kiếm cách tốt hơn để chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư xương.
Tóm lược về ung thư xương.
Ung thư xương nguyên phát thì hiếm.
Thường thấy ung thư ở xương do di căn từ phần khác của cơ thể. Không gọi là ung thư xương, mà được gọi theo tên cơ quan hay mô bị ung thư nguyên phát.
Đau là triệu chứng thường thấy của ung thư ở xương.
Chẩn đoán ung thư xương dựa trên bệnh sử, khám lâm sàng, X quang, xét nghiệm máu và xác định dựa trên sinh thiết.
Điều trị ung thư xương phụ thuộc vào loại ung thư, vị trí, kích thước, sự xâm lấn của u cũng như tổng trạng và tuổi tác bệnh nhân.