VIÊM TAI GIỮA CẤP

Viêm tai giữa cấp là một dang nhiễm trùng tai gây đau đớn. Nó xuất hiện khi vùng sau màng nhĩ gọi là tai giữa bắt đầu viêm và nhiễm trùng.

Những biểu hiện sau đây ở trẻ thường cho thấy chúng đang mắc viêm tai giữa:

  • Quấy khóc và khóc dữ dội (ở trẻ sơ sinh)
  • Giữ lấy tai và nhăn mặt đau đớn (ở trẻ biết đi chập chững)
  • Than đau ở tai (ở trẻ lớn hơn)
[toc]

Trẻ sơ sinh và trẻ em có thể mắc một hoặc nhiều triệu chứng sau

  • Quấy khóc
  • Kích thích
  • Không ngủ được
  • Kéo tai
  • Đau tai
  • Nhức đầu
  • Đau cổ
  • Có cảm giác đầy trong tai
  • Có dịch chảy ra từ tai
  • Sốt
  • Nôn ói
  • Tiêu chảy
  • Mất thính lực

NGUYÊN NHÂN

Vòi nhĩ là một ống kéo dài từ tai giữa đến vùng phía sau của họng. Viêm tai giữa xảy ra khi vòi nhĩ của trẻ sưng lên hoặc ứ dịch ở tai giữa. Dịch ứ đọng có thể chuyển thành viêm. Ở trẻ nhỏ, vòi nhĩ ngắn và nằm ngang hơn so với trẻ lớn và người lớn (vòi này nằm chếch xuống ở trẻ lớn và người lớn), đây là nguyên nhân gây vòi nhĩ ở trẻ nhỏ dễ nhiễm trùng hơn.

Vòi nhĩ bị sưng và ứ dịch bởi rất nhiều lý do

  • Dị ứng
  • Cảm lạnh
  • Cúm
  • Viêm xoang
  • Uống nước khi đang nằm (ở trẻ sơ sinh)
  • Phì đại hạch adenoid hay viêm hạch amidan vòm họng (viêm VA)
  • Khói thuốc lá

YẾU TỐ NGUY CƠ

Yếu tố nguy cơ của viêm tai giữa gồm

  • Độ tuổi từ 6 đến 36 tháng tuổi
  • Sử dụng núm vú giả
  • Ở nhà trẻ
  • Bú bình thay vì bú vú mẹ
  • Uống nước khi đang nằm (ở trẻ sơ sinh)
  • Tiếp xúc với khói thuốc lá
  • Tiếp xúc với ô nhiễm không khí nặng
  • Thay đổi về độ cao
  • Thay đổi về thời tiết
  • Đang mắc cảm, cúm, viêm xoang hay nhiễm trùng tai.

Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò làm tăng nguy cơ viêm tai giữa ở trẻ em

ĐIỀU TRỊ

Phần lớn nhiễm viêm tai giữa cấp sẽ tự khỏi mà không cần điều trị kháng sinh. Điều trị tại nhà và thuốc giảm đau thường được áp dụng trước khi sử dụng kháng sinh, nhằm tránh quá liều và giảm nguy cơ mắc phải tác dụng phụ từ kháng sinh. Điều trị viêm tai giữa bao gồm

Điều trị tại nhà

Bác sĩ sẽ khuyên bạn áp dụng những cách điều trị tại nhà sau đây nhằm giảm đau cho con bạn trong lúc đợi viêm tai giữa tự khỏi:

  • Sử dụng nước ấm, khăn ẩm lau tai bị nhiễm khuẩn.
  • Sử dụng các thuốc không kê đơn nhỏ lỗ tai nhằm giảm đau
  • Các thuốc giảm đau dạng uống gồm: ibuprofen và acetaminophen.

Thuốc

Bác sĩ sẽ kê thuốc nhỏ tai nhằm giảm đau tai. Bác sĩ cũng có thể kê kháng sinh nếu triệu chứng của bạn không tự khỏi sau một vài ngày điều trị tại nhà.

Phẫu thuật

Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên phẫu thuật nếu tình trạng nhiễm trùng của con bạn không đáp ứng với điều trị hoặc nếu con bạn có nhiễm trùng tai tái phát. Những lựa chọn phẫu thuật cho viêm tai giữa gồm:

  • Cắt bỏ hạch amidan vòm họng

Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên cắt bỏ amidan vòm họng cho con bạn nếu những hạch đó sưng lên hay nhiễm trùng và con bạn mắc nhiễm trùng tai tái diễn.

  • Vòi nhĩ

Bác sĩ có thể khuyên bạn nên thực hiện phẫu thuật để đưa một ống nhỏ vào tai của con bạn. Ống nhỏ đó giúp không khí và dịch chảy từ tai giữa xuống hầu họng.

HẬU QUẢ LÂU DÀI CỦA VIÊM TAI GIỮA

Nhiễm viêm tai giữa cấp tính thông thường sẽ tự khỏi mà không kèm theo biến chứng, nhưng tình trạng nhiễm khuẩn có thể tái diễn. Con của bạn có thể mất thính lực tạm thời trong một thời gian ngắn và sẽ nhanh chóng có lại nhanh hơn nếu điều trị kịp thời. Đôi khi nhiễm viêm tai giữa cấp tính có thể gây ra:

  • Nhiễm trùng tai tái diễn
  • Phì đại amidan vòm họng
  • Phì đại amidan
  • Vỡ vòi nhĩ
  • Xuất hiện Cholesteatoma, một khối phát triển bất thường, không ung thư, nằm ở vùng tai giữa.
  • Chậm nói (ở trẻ có viêm tai giữa cấp tính tái diễn)

Một vài trường hợp hiến hơn, viêm xương chũm của hộp sọ hoặc viêm màng nào cũng có thể xảy ra.

PHÒNG NGỪA VIÊM TAI GIỮA CẤP

Bạn có thể giảm nguy cơ bị viêm tai giữa cấp ở trẻ bằng cách làm theo những điều sau:

  • Rửa tay và đồ chơi thường xuyên cho trẻ nhằm giảm nguy cơ mắc phải cảm lạnh và bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Tránh xa khói thuốc lá
  • Tiêm vắc-xin cúm mùa và vắc-xin viêm phổi
  • Cho trẻ bú sữa mẹ thay vì bú bình nếu có thể
  • Tránh sử dụng núm vú giả cho trẻ sơ sinh.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.

Leave a Comment

Scroll to Top