BẠN ĐÃ BIẾT NHỮNG GÌ VỀ HO?

Ho là một hành động phản xạ thường gặp nhằm đẩy đàm nhớt hoặc vật lạ từ trong cổ họng ra ngoài. Trong khi những cơn ho khan giúp làm sạch cổ họng, một vài trường hợp có thể gây ra ho dai dẳng.

Một đợt ho kéo dài ít hơn 3 tuần gọi là ho cấp tính. Phần lớn những đợt ho như thế sẽ tự khỏi hoặc ít nhất là cải thiện đáng kể trong vòng 2 tuần. Nếu đợt ho kéo dài từ 3 đến 8 tuần và sau đó kết thúc hẳn, đây gọi là cơn ho bán cấp. Một đợt ho dai dẳn kéo dài hơn 8 tuần được gọi là ho mạn tính.

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu bạn ho ra máu hoặc ho như tiếng “sủa”. Bạn cũng nên đến bác sĩ nếu ho không cải thiện trong vài tuần vì cơn ho như thế thường biểu hiện một tình trạng nghiêm trọng.

 

[toc]

NGUYÊN NHÂN

Ho có thể do nhiều nguyên nhân, có cả nguyên nhân tạm thời và kéo dài.

  1. Làm sạch hầu họng

Ho là cách đơn giản nhằm làm thông thoáng hầu họng của bạn. Khi đường thở bị tắc bởi đàm nhớt hoặc một vật lạ nào đó như khói bụi, lúc đó ho là một phản xạ nhằm cố đẩy các vật đó ra giúp thở dễ dàng hơn.

Thông thường, dạng ho này tương đối ít gặp, nhưng cơn ho sẽ tăng nhiều hơn khi tiếp xúc với chất kích thích ho như khói.

  1. Virus và vi khuẩn

Nguyên nhân thường gặp của ho là nhiễm khuẩn đường hô hấp như cảm hay cúm.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp thường gây ra bởi virus và có thể kéo dài vài ngày đến một tuần. Nhiễm khuẩn gây ra bởi cúm thường phải mất thời gian lâu hơn để hồi phục và đôi lúc cần phải sử dụng đến kháng sinh.

  1. Hút thuốc

Hút thuốc là một nguyên nhân thường gặp gây ho. Cơn ho do hút thuốc hầu như luôn là ho mạn tính kèm với âm thanh đặc biệt.

  1. Hen

Nguyên nhân thường gặp gây ho ở trẻ nhỏ là hen. Thông thường, cơn hen gây ho sẽ kèm theo khò khè giúp dễ dàng nhận biết ra hen.

  1. Những nguyên nhân khác

Những nguyên nhân khác gây ho có thể kể đến gồm

  • Thuốc: thuốc ức chế men chuyển
  • Tổn thương dây thanh âm
  • Nhiễm khuẩn như viêm phổi, ho gà.
  • Tình trạng nghiêm trọng hơn như: thuyên tắc phổi, suy tim.
  • Nguyên nhân gây ho man tính cũng có thể kể đến trào ngược dạ dày thực quản.

KHI NÀO HO LÀ MỘT TÌNH TRẠNG CẤP CỨU?

Phần lớn ho sẽ tự khỏi hoặc ít nhất là cải thiện đáng kể trong 2 tuần. Nếu ho không cải thiện trong khoảng thời gian nói trên, bạn hãy đến gặp bác sĩ, vì khi đó ho là một dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng nào đó.

Nếu bạn có thể các triệu chứng sau đây, hãy đến bác sĩ càng sớm càng tốt

  • Sốt
  • Đau ngực
  • Đau đầu
  • Lú lẩn
  • Mệt mỏi
  • Ho ra máu
  • Khó thở

ĐIỀU TRỊ HO TẠI NHÀ

Cơn ho do nguyên nhân là virus thì không thể điều trị bởi kháng sinh. Nhưng bạn có thể làm dịu cơn ho nếu làm theo những cách sau:

  • Uống đầy đủ nước
  • Kê cao gối hơn khi ngủ
  • Sử dụng thuốc ho để làm dịu cổ họng
  • Súc miệng với nước muối thường xuyên để loại bỏ đàm nhớt và làm dịu cổ họng
  • Tránh những chất kích thích, bao gồm khói và bụi
  • Uống trà có pha thêm mật ong hoặc gừng có thể giúp giảm ho và làm thông đường thở.
  • Sử dụng dung dịch xịt mũi nhằm khai thông đường thở.

SẼ CÓ BIẾN CHỨNG GÌ NẾU KHÔNG ĐIỀU TRỊ HO?

Hầu hết các trường hợp, cơn ho sẽ tự biến mất một cách tự nhiên trong một hoặc 2 tuần sau khi bắt đầu ho. Ho khan thường không gây ra một tổn thương lâu dài.

Ở một vài trường hợp, cơn ho nghiêm trọng có thể gây ra biến chứng tạm thời như

  • Mệt mỏi
  • Chóng mặt
  • Nhức đầu
  • Gãy xương sườn

Những biến chứng này rất hiếm và chúng sẽ không còn khi cơn ho biến mất.

Một khi cơn ho là triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng, ho sẽ không tự thuyên giảm. Nếu không được điều trị, tình trạng gây ra ho sẽ nặng dần và gây ra những triệu chứng khác.

PHÒNG NGỪA

  1. Từ bỏ thuốc lá

Hút thuốc góp phần lớn vào ho mạn tính. Rất khó để chữa trị một người mắc ho do hút thuốc.

Có rất nhiều giải pháp nhằm giúp bạn ngừng hút thuốc. Sau khi bạn ngừng hút, bạn sẽ ít bị cảm lạnh hơn hoặc không còn ho mạn tính nữa.

  1. Thay đổi thói quen ăn uống

Một nghiên cứu vào năm 2004 cho thấy những người ăn nhiều trái cây, chất xơ và nhiều chất flavonoid thường sẽ ít mắc phải các triệu chứng hô hấp mạn tính như ho.

(Flavonoid là một loại chất chuyển hóa trung gian của thực vật, có nhiều chức năng quan trọng đối với sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật, trong đó có tác dụng ngăn ngừa ung thư.)

Nếu bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống, bác sĩ sẽ khuyên bạn đến gặp chuyên gia dinh dưỡng.

  1. Điều kiện y tế.

Nếu có thể, bạn nên tránh những người mắc bệnh có thể lây lan, như viêm phế quản, nhằm tránh tiếp xúc với mầm mống gây bệnh.

Rửa tay thường xuyên và không dùng chung khăn tắm, gối hay đồ dùng cá nhân.

Nếu bạn mắc phải một bệnh nào đó làm tăng nguy cơ ho hơn như: trào ngược dạ dày thực quản hoặc hen, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về các chiến lược kiểm soát bệnh. Một khi bệnh đã được kiểm soát, bạn có thể nhận thấy ho biến mất hoặc ít hơn trước đó.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.


Leave a Comment

Scroll to Top