KHI BỊ SỐT XUẤT HUYẾT CÓ TẮM ĐƯỢC KHÔNG? NHỮNG ĐIỀU NÊN LƯU Ý KHI CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SỐT XUẤT HUYẾT

1. Tổng quan về sốt xuất huyết:

Sốt xuất huyết do vi-rút là bệnh truyền nhiễm, trong đó hoạt động đông máu bị đình trệ. Sốt xuất huyết còn làm tổn thương thành của mạch máu nhỏ, khiến máu bị rò rỉ ra ngoài. Tình trạng xuất huyết nội (máu bị rò rỉ ra ngoài lòng mạch nhưng không chảy ra các đường tiêu hóa, mũi họng…) có thể đưa đến nhiều biến chứng, từ không ảnh hưởng nhiều đến đe dọa tính mạng.

Một số bệnh sốt xuất huyết do vi-rút điển hình như: Sốt xuất huyết Dengue, Ebola, Sốt vàng da…

2. Nguyên nhân gây sốt xuất huyết:

Bệnh thường xảy ra nhất ở các vùng nhiệt đới trên thế giới. Đặc biệt ở các nước đang phát triển, điều kiện vệ sinh sinh hoạt còn kém. Ở Việt Nam, sốt xuất huyết chủ yếu do vi-rút Dengue gây ra, được lây truyền qua muỗi, chủ yếu là muỗi vằn. Bệnh có khả năng bùng phát thành dịch. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Hiện nước ta đang ở thời điểm mùa mưa, bệnh sốt xuất huyết dễ bùng phát mạnh và lây lan nhanh.

Sốt xuất huyết do vi-rút lây lan khi tiếp xúc với động vật, người hoặc côn trùng bị nhiễm vi-rút. Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh sốt xuất huyết do siêu vi, và vắc-xin phòng ngừa chỉ có một vài loại. Vì vậy, phòng bệnh vẫn là mục tiêu hàng đầu.

Các bạn có thể muốn tìm hiểu thêm:

Sốt xuất huyết lây qua đường nào

3. Các triệu chứng chính:

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết do vi-rút khác nhau tùy theo loại tác nhân và bệnh. Nhìn chung, các triệu chứng ban đầu bao gồm:

  • Sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C, kéo dài 2 – 7 ngày, khó hạ sốt
  • Mệt mỏi
  • Chóng mặt
  • Đau cơ, xương hoặc khớp
  • Yếu mệt

Một số trường hợp có thể gây xuất huyết, nhưng bệnh nhân hiếm khi chết do mất máu. Xuất huyết có thể xảy ra:

  • Chấm xuất huyết ngoài da
  • Chảy máu cam
  • Chảy máu chân rang
  • Nôn ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng).

Các dấu hiệu cảnh báo bệnh sốt xuất huyết trở nặng người bệnh cần lưu ý:

  • Tự nhiên bồn chồn, kích thích vật vã hoặc li bì.
  • Nôn tăng.
  • Tự dưng kêu đau bụng hoặc tăng cảm giác đau.
  • Tiểu ít số lần đi ít hơn, số lượng giảm hơn.

triệu chứng sốt xuất huyết

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ Khám bệnh tại nhà của trung tâm Bác sĩ gia đình tại đây: Khám bệnh tại nhà.

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.


logo+tel 02


Gọi ngay để đăng kí

4. Các giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết:

Bệnh sốt xuất huyết thường kéo dài từ 7-10 ngày. Giai đoạn sốt kéo dài 1-3 ngày đầu, toàn trạng bệnh nhân khá ổn, không nguy hiểm đến tính mạng. Đến ngày thứ 4 của bệnh là bắt đầu sang giai đoạn nguy hiểm. Xuất hiện tình trạng xuất huyết có thể kéo dài trong vài ba ngày. Nặng hơn có thể kéo dài đến 2 tuần. Mức độ xuất huyết nhẹ là xuất huyết da niêm, nặng hơn là xuất huyết cùng lúc ở nhiều vị trí hoặc cơ quan.

5. Bệnh nhân sốt xuất huyết có nên tắm không?

Khi bị sốt xuất huyết, bệnh nhân không nên tắm nước nóng hay xông hơi, xông lá thuốc vì làm vậy càng làm cho mạch bị dãn ra mạnh và tình trạng xuất huyết nặng thêm. Bệnh nhân chỉ nên lau người bằng nước ấm, tuyệt đối không được sử dụng nước lạnh để tắm vì nước lạnh làm co mạch ngoài da nhưng lại làm dãn mạch trong nội tạng. Điều này là nguy cơ chính gây ra tử vong.

Tóm lại, bệnh nhân cần chú ý nghỉ ngơi, không ra gió lạnh, không tắm bằng nước lạnh, có thể lau người bằng nước ấm để giữ vệ sinh cá nhân và giúp cơ thể tự chống lại bệnh.

tắm

6. Dinh dưỡng cho bệnh nhân sốt xuất huyết:

Việc chăm sóc và dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân sốt xuất huyết giúp bệnh nhân mau hồi phục, tránh các biến chứng nặng. Một số loại thực phẩm, nước uống tốt cho người mắc sốt xuất huyết:

  • Cháo: Trong thời gian bị mắc sốt xuất huyết, cơ thể mệt mỏi khiến người bệnh chán ăn. Lúc này, cháo là thực phẩm tốt nhất. Cháo dễ nuốt, giúp tăng cường sức đề kháng, có thể nấu cháo cùng với một số thực phẩm như: thịt bò, lươn… để bồi bổ dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Nước chanh: Nước chanh chứa nhiều vitamin C, có tác dụng tăng sức đề kháng, đồng thời bổ sung năng lượng cho cơ thể.
  • Nước hoa quả: trong hoa quả chứa nhiều vitamin, có tác dụng bồi bổ và tăng hệ miễn dịch cho cơ thể, nhất là đối với trẻ nhỏ.
  • Nước: Khi cơ thể sốt cao, người bệnh rất dễ bị mất nước. Vì vậy cần liên tục bổ sung nước cho cơ thể để bù đắp lượng nước bị mất đi.

7. Phòng ngừa sốt xuất huyết:

Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng (bọ gậy) và phòng chống muỗi đốt.

Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng (bọ gậy) bằng cách:

  • Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
  • Thả cá hoặc mê-zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại…) để diệt lăng quăng,bọ gậy.
  • Lau rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.
  • Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp, vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
  • Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn, tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa.

Phòng chống muỗi đốt:

  • Mặc quần áo dài tay.
  • Ngủ trong mùng kể cả ban ngày.
  • Dùng bình xịt diệt muỗi, nhang muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi…
  • Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
  • Cho người bệnh sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.

cách phòng tránh sốt xuất huyết

Tham khảo:

https://en.wikipedia.org/wiki/Viral_hemorrhagic_fever

Leave a Comment

Scroll to Top