BỤNG CO CỨNG

[toc]

1. BỤNG CO CỨNG TOÀN DIỆN:

Trong một bệnh cảnh cấp, dấu hiệu này biểu hiện trên nguyên tắc là viêm phúc mạc. Theo kinh điển “tất cả bụng cứng như gỗ đều phẩi mổ”.

Nếu có chút nghi ngờ trong chẩn đoán, cần phải nhờ đến siêu âm hoặc X-quang: chụp bụng không sửa soạn (trong tư thế nghiêng, hoặc luôn cả thẳng đứng, và kèm với chụp ngang, nếu tình trạng bệnh nhân cho phép).

  • Thủng dạ dày hoặc tá tràng;
  • Thủng hồi tràng (thương hàn, bệnh Crohn, túi thừa Meckel);
  • Viêm phúc mạc do mật;
  • Thủng đại tràng;
  • Viêm phúc mạc do ruột thừa;
  • Viêm phúc mạc do phế cầu khuẩn;
  • Vỡ u nang bào sán, v.v…

bụng co cứng

2. BỤNG CO CỨNG KHU TRÚ HOẶC CO CỨNG NHIỀU CHIẾM ƯU THẾ Ở MỘT VÙNG:

  • Thượng vị: thủng do loét;
  • Vùng hạ sườn phải: thủng mật;
  • Hố chậu phải: viêm ruột thừa cấp, thủng manh tràng hoặc hồi tràng;
  • Vùng hạ sườn trái: thủng đại tràng;
  • Hố chậu trái: thủng ruột sigma hoặc một túi thừa; đứt trực tràng;
  • Vùng hạ vị: viêm phúc mạc chậu.

căng bụng

3. MỘT SỐ KHÓ KHĂN TRONG CHUẨN ĐOÁN:

Đôi khi do các dấu hiệu thiếu rõ ràng (lỗ thủng bị bít lại, viêm phúc mạc bị che lấp); trong vài trường hợp đánh giá tình trạng co cứng có khó khăn.

Mặt khác, chẩn đoán có khó khăn là do một số bệnh có thể gây phản ứng ở thành bụng (hơn là co cứng thật sự) nhưng lại không phải thủng, cũng không phải viêm phúc mạc.

  • BỆNH Ở BỤNG:
  • ở thượng vị: cơn đau loét dữ dội, viêm tụy cấp;
  • Ớ bền phải: cơn đau do viêm ruột thừa, viêm túi mật cấp (trong cơn đau mật không có co cứng thật sự), gan – tim cấp, viêm gan cấp do rượu;
  • Ớ bên trái: cơn kịch phát cấp của bệnh túi thừa đại tràng;
  • ơ hạ vị và trong các hố chậu: viêm phần phụ cấp, túi máu, u nang buồng trứng bị xoắn, cơn đau do rụng trứng;
  • ơ toàn phần của bụng: nhồi máu mạc treo ruột, ban xuất huyết dạng thấp khớp (có thể có lồng ruột), túi máu ở cơ thẳng to.
  • BỆNH Ở LỒNG NGựC:

Có thể gây phản ứng ở dưới cơ hoành:

  • Viêm phổi ở trẻ em và ở cả người lớn; nghẽn mạch phổi; xẹp phổi cấp; tràn khí màng phổi;
  • Gãy xương sườn (chẩn đoán đụng giập ở bụng có thể rất khó);
  • Áp xe phổi, hoại thư phổi, viêm mủ màng phổi, viêm màng ngoài tim cấp;
  • Nhồi máu cơ tim.
  • VIÊM MÀNG NÃO Ở TRẺ EM:

Ngoài tình trạng cấp, co cứng ở bụng kéo dài là một triệu chứng hiếm thấy. Bệnh uốn ván, isteri, hội chứng ở người cứng nhắc.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.


Leave a Comment

Scroll to Top