ĐAU MẮT ĐỎ

TỔNG QUAN

Đau mắt đỏ, hay còn được gọi là viêm kết mạc, là tình trạng viêm của kết mạc mắt. Kết mạc mắt là một mô mỏng trong suốt nằm trên phần trắng (lòng trắng) của mắt và nằm phía trong mí mắt.

Trẻ em là đối tượng bị rất nhiều. Nó rất dễ lây lan (lây lan nhanh chóng trong trường học), nhưng ít khi nào nó gây nguy hiểm. Rất khó để đau mắt đó có thể làm tổn hại đến thị lực của bạn, nhất là khi bạn đến gặp bác sĩ sớm. Khi bạn cẩn thận ngăn ngừa sự lây lan của nó và làm tất cả mọi thứ mà bác sĩ đã căn dặn, đau mắt đỏ không còn là vấn đề lâu dài nữa.

[toc]

TRIỆU CHỨNG

Do đau mắt đỏ do vi khuẩn và virus rất dễ lây nhiễm, điều quan trọng là bạn phải cẩn thận chú ý đến triệu chứng của mình. Đau mắt đỏ có thể lây nhiễm cho những người khác trong thời gian lên đến 2 tuần sau khi bệnh khởi phát. Đến gặp bác sĩ để điều trị nếu bạn có:

  • Đỏ hoặc hồng ở mắt
  • Cảm giác có sạn ở trong mắt
  • Ngứa mắt
  • Chảy nước mắt bất thường

Chảy nước mắt hoặc mắt tiết ra nhiều ghèn vào ban đêm

đau mắt đỏ

NGUYÊN NHÂN ĐAU MẮT ĐỎ

Phần lớn nguyên nhân là do:

Vi khuẩn hay virus

Vi khuẩn gây đau mắt đó thường gây ra bởi cùng loại vi khuẩn gây ra đau họng như là liên cầu và tụ cầu viêm họng (Streptococcus và Staphylococcus). Đau mắt đỏ do virus thì ngược lại, thường là hậu quả của nhiễm một trong những virus gây ra cảm. Dù nguyên nhân là gì, vi khuẩn hay virus gây đau mắt đó cũng rất dễ lây nhiễm cho người khác. Nó có thể lây lan từ người sang người nhanh chóng bởi tiếp xúc qua tay.

Dị ứng

Dị ứng như phấn hoa, có thể gây đau mắt đỏ ở một bên hoặc 2 bên. Dị nguyên ( như phấn hoa, lông thú vật) kích thích cơ thể bạn tạo ra nhiều histamine, chất gây viêm như là một phần của đáp ứng cơ thể với nhiễm trùng. Sau đó, nó gây ra đau mắt đỏ dị ứng. Đau mắt đỏ dị ứng thường rất ngứa.

Hóa chất

Bạn cũng nên cẩn thận bởi những chất lạ hoặc hóa chất bắt vào trong mắt mình. Hóa chất như Clo có trong hồ bơi có thể gây ra đau mắt đỏ. Rửa mắt với nước sạch là các đơn giản và hiệu quả để tránh hóa chất kích ứng lên mắt gây đau mắt đỏ.

đau mắt đỏ

CHẨN ĐOÁN

Thật không khó để bác sĩ chẩn đoán đau mắt đỏ cho bạn. Bác sĩ có thể hỏi bạn vài câu hỏi đơn giản và quan sát mắt của bạn Nếu cần thiết, họ sẽ lấy một ít nước mắt hoặc mẫu dịch từ kết mạc mắt và gửi nó đến phòng thì nhiễm nhằm phân tích kĩ hơn

ĐIỀU TRỊ

Điều trị đau mắt đỏ dựa vào nguyên nhân của nó là gì. Nếu do nguyên nhân chất hóa học kích ứng mắt, có khả năng tốt là nó sẽ tự khỏi trong vòng vài ngày sau đó. Nếu do nguyên nhân vi khuẩn, virus hoặc dị ứng, có một vài hướng điều trị sau:

Vi khuẩn

Kháng sinh là một giải pháp điều trị phổ biến. Người lớn thường sử dụng thuốc nhỏ mắt. Ở trẻ em, thuốc mở có thể là lựa chọn hợp lý bởi vì dễ dàng sử dụng. Trong trường hợp sử dụng thuốc kháng sinh, triệu chứng sẽ bắt đầu biến mất trong một vài ngày.

Virus

Không may thay, nếu bạn nhiễm virus gây đau mắt đỏ, cho đến hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị nào. Giống như cảm, không có bất cứ thuốc nào dành cho virus. Triệu chứng nhiều khả năng sẽ tự khỏi trong 7 đến 10 ngày sau khi virus đã sống hết vòng đời của nó trong cơ thể bạn. Trong khoảng thời gian này, sử dụng gạc ấm hoặc vải thấm nước ấm có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng.

Dị ứng

Để điều trị dị ứng gây đau mắt đỏ, bác sĩ có thể kê thuốc kháng histamin nhằm ngăn chặn viêm. Loratadine và Diphehydramine là kháng sinh được sử dụng trong các thuốc không kê đơn. Chúng có thể giúp bạn giảm triệu chứng dị ứng, kể cả bao gồm dị ứng do đau mắt đỏ. Những điều trị khác bao gồm thuốc kháng histamin nhỏ mắt và thuốc kháng viêm nhỏ mắt.

Những điều cần làm

Ngoài việc sử dụng gạc ấm, bạn cũng có thể mua thuốc nhỏ mắt có thành phần giống nước mắt ở nhà thuốc tại khu vực bạn sống. Chúng giúp giảm triệu chứng đau mắt đỏ. Bạn cũng nên ngưng sử dụng kính áp tròng cho đến khi đau mắt đỏ hết hoàn toàn.

đau mắt đỏ

PHÒNG NGỪA ĐAU MẮT ĐỎ

Thực hiện vệ sinh thật tốt là một trong những cách phòng tránh và ngăn chặn sự lây lan của đau mắt đỏ. Hạn chế chạm vào mắt bằng tay, rửa sạch tay hoàn toàn và thường xuyên. Chỉ sử dụng khăn giấy sạch và khăn tắm để lau mặt và mắt. Đảm bảo rằng bạn không dùng chung mỹ phẩm, đặc biệt là kẻ mắt hoặc mascara với người khác. Rửa sạch và thay đổi thường xuyên bao gối cũng là một điều tốt.

Nếu bác sĩ nghi ngờ kính áp tròng góp phần vào nguyên nhân gây ra đau mắt đỏ, bác sĩ sẽ đề nghị bạn thay đổi một loại kính áp tròng hoặc sử dụng dung dịch khử trùng. Bác sĩ có thể khuyến cáo bạn rửa sạch và thay kính áp tròng thường xuyên, hoặc là bạn phải ngừng sử dụng kính áp tròng hoàn toàn (hoặc ít nhất cho đến khi mắt bạn hồi phục hẳn). Tránh sử dụng kính áp tròng chất lượng kém và kính áp tròng được đã trang trí cũng có thể giảm nguy cơ gây đau mắt đỏ.

đau mắt đỏ

PHÒNG NGỪA LÂY LAN

Nếu bạn bị đau mắt đỏ, bạn có thể giữ an toàn cho người thân và bạn bè bằng cách rửa tay thường xuyên và không dùng chung khăn tắm hoặc khăn lau với họ. Bạn nên thay đổi khăn tắm hoặc khăn lau hằng ngày, thay thế mỹ phẩm mắt sau khi tình trạng nhiễm trùng đã khỏi hoàn toàn và làm theo những gì bác sĩ khuyến cáo về vệ sinh chăm sóc kính áp tròng.

Nếu con của bạn bị đau mắt đỏ, tốt nhất là giữ con bạn ở nhà ít nhất là 24h sau khi con bạn bắt đầu được điều trị nhằm hạn chế lây nhiễm đau mắt đỏ cho những trẻ khác.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.


Leave a Comment

Scroll to Top