GẪY ĐẦU TRÊN XƯƠNG ĐÙI Ở NGƯỜI LỚN TUỔI

Gẫy đầu trên xương đùi, rất hay gặp ở người già nhất là nữ, tuổi trung bình là 73,5 và nữ chiếm 63%. Do tuổi cao nên sau khi bị gẫy xương 24% bị suy tim. Tử vong cao, trước kia là 50-90%. Ngày nay tại các trung tâm chuyên khoa, tỉ lệ tử vong còn 4-10%.

Có hai loại gẫy khác hẳn nhau về nhiều mặt, lâm sàng, cách điều trị và tiên lượng. Đó là gẫy nội khớp và gẫy ngoại khớp. Hầu hết gẫy ngoại khớp đều liền xương sau ba tháng nhờ sự tưới máu nuôi dưỡng tốt ở khối mấu chuyển. Cái chính là làm sao cho bệnh nhân vượt qua được ba tháng này, không loét, không bị viêm phổi, không biến chứng tiết niệu. Như vậy yếu tố cơ bản là sự chăm sóc. Còn gẫy ở nội khớp, trái lại rất liền, ổ gẫy không có màng xương nằm trong khớp, trong dịch khớp, với các mạch máu nuôi dưỡng nghèo nàn và bị phá hủy do chấn thương nên ổ gẫy chậm liền hoặc không bền, chỏm và cổ xương bị tiêu, hoại tử do thiếu máu nuôi, hư khớp, đau… Đây là loại gẫy chưa có cách giải quyết hiệu quả, tỉ lệ tử vong do đó là cao nhất.

[toc]

1. Phân loại:

  • Gẫy nội khớp

Có loại gẫy dưới chỏm và loại gãy cổ chính dạng. Lớp vỏ xương phía sau cổ hay gẫy thành mảnh rời, gặp đến 55% trường hợp. Tùy theo sự di lệch, mảnh gẫy có thể chia làm hai loại gần như đối lập nhau: loại gẫy dạng gài nhau, hiếm gặp, dễ liền cần đề phòng di lệch thành loại Khép. Loại gẫy khép, phổ biến, di lệch hoàn toàn.

  • Gẫy ngoài khớp:

Gẫy cổ mấu chuyển khó liền; gẫy liên mấu chuyển dễ liền; gẫy dưới mấu chuyển di lệch ngược chiều, khó liền, kém bền vững, nhất là loại đầu nhọn phía ngoại vi di lệch chọc vào bao khớp phía trong.

2. Điều trị:

Điều trị gẫy cổ xương đùi loại khép

Chỉ định mổ để cứu vãn tính mạng vì tử vong của điều trị chỉnh hình quá cao.

Thường mổ theo phương pháp đóng đinh ngoài khớp kiểu Smith Pe- tersen. Có thể đóng đinh cổ xương đùi theo phương pháp mổ khớp hoặc thay chỏm, chỉ định cho tuổi quá già, gẫy đến muộn sau 15 ngày, chỏm vỡ gãy vụn, gẫy kèm theo trật khớp.

Kéo liên tục nếu gẫy liên mấu chuyển

Đây là cách điều trị, chỉnh hình chính. Xuyên đinh kéo tạ ở mào chầy 4-6 kg, thời gian 8 -10 tuần. Sau đó cho tập dần. 12 tuần sau cho tỳ nhẹ lên chi đau. Kết quả 50% liền xương không biến dạng, 45% liền xương kiểu coxa vara, 5,2% tử vong.

Khó khăn chính là các biến chứng do nằm lâu: 12% bị viêm phổi, 10%
biến chứng tiết niệu, 18% bị loét.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.


Leave a Comment

Scroll to Top