GẪY ĐẦU XƯƠNG QUAY Ở TUỔI GIÀ

Đây là loại gẫy phổ biến nhất ở chi trên chiếm 50% tất cả các loại gẫy xương, 65% các loại ở cẳng tay. Còn gọi là gẫy xương Pouteau Colles.

Hay gặp ở những người trên 50 tuổi, nhất là những phụ nữ lớn tuổi bị loãng xương. Vùng này hay bị gẫy là do các bàn xương xốp có các hốc nhỏ cách nhau bởi một vách ngăn mỏng. Phần lớn do ngã trượt chống tay.

[toc]

Nhìn nghiêng, cổ tay biến dạng hình “lưng dĩa”, nhìn thẳng, trục cẳng và bàn tay biến dạng hình “lưỡi lê”.

Đặc biệt mỏm chân trụ lòi ra ở bờ trong cổ tay, sờ mỏm châm quay không còn nằm thấp hơn mỏm châm trụ 6-10 mm mà nằm cao hơn lên
ngang mỏm châm trụ. Điểm đau nhói trên mỏm châm quay 2cm.

Cần phát hiện dấu hiệu thương tổn dây thần kinh giữa: tê các đầu ngón 2 và 3.

gẫy xương quay

2. Điều trị:

  • Nếu mới xảy ra sau vài giờ có thể nắn ngay xương sau khi gây tê 15ml Novocain 2%. Nếu nắn muộn sau 12-24 giờ nên gây mê.
  • Cách nắn: Bệnh nhân nằm, cánh tay dang, khuỷu để vuông góc. Đai vai phản kéo ở cánh tay 1/3 dưới. Người phụ dùng một tay nắn lấy ngón tay cái kéo theo trục cẳng tay là chính, tay kia nắm các ngón 2,3,4 kéo nghiêng về phía trụ. cẳng tay để sấp, kê vùng ổ gẫy, trên một giá gỗ tam giác, có gờ sống trâu được lót êm.
  • Quan trọng là để tay ở tư thế bất động kiểu Hannequin, tức là gấp cổ tay và nghiêng về phía trụ. Bột để ít nhất 5 tuần.
  • Kiểm tra X-quang

Đạt kết quả tốt nếu: trên phim thẳng mỏm châm quay, nằm thấp hơn mỏm châm trụ chừng lem. Đường thẳng đi qua 2 mỏm châm quay-trụ tạo với đường ngang chân trời một góc 30°, trên phim nghiêng thấy diện khớp đầu dưới xương quay, nhìn hơi nghiêng 10 -15°, ra trước về phía gan tay.

Nếu không đạt kết quả, cần nắn lại ngay khi thuốc tê còn tác dụng.

  • Luyện tập phục hồi chức năng sau gẫy

Sau khi nắn bó, cần đặt cao chi trên và bàn tay 3-4 ngày cho khỏi phù nề. Tư thế cao chi là bàn tay cao hơn khuỷu, khuỷu cao hơn vai. Bệnh nhân cần được hướng dẫn luyện tập các ngón tay và nắm vững là chỉ có luyện tập liên tục mó’i phục hồi được chức năng của bàn tay và ngón tay, không nên treo cẳng tay trên khăn chéo quàng qua cổ vì có thêm nguy cơ cứng khớp vai.

Đối với bệnh nhân quá già, sau 3 tuần nên thay bột mới cho cổ tay ở tư thế trung bình sinh lý.

gẫy xương quay

3. Các biến chứng có thể gặp:

  • Biến chứng ngay: gây hở, tổn thương mạch máu, thần kinh trụ.
  • Di lệch thứ phát và can lệch: là biến chứng chính không phải do thiếu sót nắn xương mà là vì khó giữ ở tư thế đúng.
  • Loạn dưỡng SUDECK: Hội chứng đau, loạn dưỡng do phản xạ giao cảm.
  • Biến chứng thần kinh: hội chứng “đường hàm” do chèn dây thần kinh giữa (3,3% trường hợp) bệnh nhân có cảm giác tê, ở vùng do thần kinh chi phối, có khi bị teo cơ mô cái. Thần kinh bị chèn do một u can xương chồi, lồi ra về phía giữa, có khi do chính ống cổ tay bị biến dạng chít hẹp lại. Hướng xử trí: tiêm hydrocortizon vào bên trong ống cổ tay, nếu không có kết quả, phải mổ cắt đứt dây chằng vòng trước cổ tay, giải phóng dây thần kinh.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.

Leave a Comment

Scroll to Top