DẤU HIỆU HÔN MÊ

[toc]

I. HÔN MÊ DO CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO:

    Cần tìm các dấu hiệu đụng giập, bầm máu, vết thương, nhưng đừng quên rằng chấn thương sọ não có thể là hậu quả của một cơn đột quỵ đột ngột hoặc một cơn động kinh.

Hôn mê chấn thương do:

  • Chấn động não;
  • Bọc máu ngoài màng cứng;
  • Bọc máu dưới màng cứng;
  • Xuất huyết màng não;
  • Phù não;
  • Đụng giập não;
  • Hôn mê kéo dài do gãy xương đáy sọ;
  • Rối loạn điện phân;
  • Suy hô hấp;
  • Viêm màng não do chấn thương.

     Khoảng trống yên lặng sau chấn thương rất quan trọng để chẩn đoán bọc máu.

hôn mê

II. HÔN MÊ DO THẦN KINH:

Nghĩ đến chẩn đoán này khi khám nghiệm bệnh nhân có dấu hiệu thần kinh:

  • Dấu hiệu màng não;
  • Trương lực hoặc các phản xạ không đối xứng;
  • Nét nhăn mặt không đối xứng (thao tác Pierre Marie – Foix);
  • Dấu Babinski;
  • Đồng tử không đều;

    Tuy nhiên hôn mê do giảm glucoz – huyết và hôn mê do nhiễm carbon oxyd cũng có dấu hiệu thần kinh.

  + Hôn mê do màng não: viêm màng não cấp (trên nguyên tắc sốt cao), viêm màng não do lao, xuất huyết màng não (sốt nhẹ thứ phát).

  + Hôn mê do tổn thương mạch não: xuất huyết não hoặc nhuyễn não. Nhất là nhận ra có bọc máu trong sọ (triệu chứng tiến triền dần dần).

  + U hoặc áp xe ở não: não thất thứ ba, tăng áp lực trong sọ, tụt não (giãn đồng tử một bên).

  + Hôn mê do động kinh: hôn mê sau cơn động kinh, tình trạng kinh giật liên tục; sản giật.

  + Các nguyên nhân khác:

   . Viêm não (sốt, cơn co giật hoặc cơn co tăng trương lực);

   . Viêm tĩnh mạch huyết khối ở não;

   . Nghẽn mạch do khí, do mỡ;

   . Giảm áp lực trong sọ;

   . Hôn mê sau giảm ôxy mô

hôn mê sâu

III. HÔN MÊ DO CHUYỂN HÓA:

Nghĩ đến chẩn đoán này khi không có dấu hiệu khu trú.

+ Hôn mê do giảm glucoz – huyết (nhất là ở người đã biết bị đái tháo đường) có hoặc không có báo hiệu trước về rối loạn tâm thần:

  • Hôn mê yên lặng hoặc vật vã (la hét);
  • Co cơ hoặc có khả năng có các cơn co giật;
  • Thường xảy ra cứng khít hàm, co cứng, dấu hiệu Babinski hai bên;
  • Vã mồ hôi, da ẩm;
  • Hô hấp bình thường tim đập mạnh, đồng tử co.

    Điều trị bằng dung dịch glucoz ưu trương cho hiệu quả tức khắc. Nếu chữa trị trễ, cơn hôn mê này sẽ nặng.

   + Hôn mê đái tháo đường nhiễm acid – ceton kèm với mất nước, mùi hơi thở, xét nghiệm nước tiểu và máu để chẩn đoán.

   + Hôn mê do tăng áp lực thấm thấu, ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc ở người lớn tuổi mất nước, sốt, người cứng nhắc, tăng natri huyết.

   + Hôn mê do nhiễm kiềm,

   + Hôn mê do tăng ure – huyết,

   + Hôn mê do bệnh gan, flapping tremor, foetor hepaticus.

   + Hôn mê do hô hấp, giảm ôxy – huyết, tăng anhydrid carbonic – huyết, có khả năng có flapping tremor.

   + Hôn mè do nội tiết:

  • Phù niêm ở người lớn tuổi, nhiệt độ thấp;
  • Giảm năng tuyến yên;
  • Suy thượng thận.

   + Hôn mê do nhiễm độc:

  • Carbon oxid;
  • Thuốc barbituric, an thần, thuốc an thần kinh mạnh;
  • Thuốc chống trầm cảm (nguy cơ ở tim);
  • Salicyle, aspirin (với tăng biên độ hô hấp);
  • Do cloral;
  • Các loại chất có thuốc phiện, belladon;
  • Digitalin, strychnin;
  • Phospho hữu cơ, các dung môi dễ bay hơi;
  • Metemoglobin – huyết.

+ Hôn mê do rượu: chẩn đoán loại trừ.

   CẠM BẪY VÀ KHÓ KHẢN

    Một số cơn hôn mê do nhiễm độc có dấu hiệu thần kinh cơ (carbon oxid, cloral, Optalidon, thuốc an thần).

    Hôn mê sâu do tổn thương mạch não có thể không có dấu hiệu thần kinh.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.


Leave a Comment

Scroll to Top