Huyết áp bao nhiêu là cao? – Đó là câu hỏi mà bác sĩ thường xuyên phải giải thích với bệnh nhân có vấn đề về huyết áp. Nắm được câu trả lời này, bệnh nhân sẽ có kiến thức để kiểm soát huyết áp của mình tốt hơn, qua đó bảo vệ sức khoẻ của mình.
Huyết áp là gì?
Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch.
Huyết áp được thể hiện bằng 2 chỉ số:
- Huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu hoặc ngắn gọn là số trên), bình thường từ 90 đến 139 mm Hg (đọc là milimét thuỷ ngân).
- Huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương hoặc ngắn gọn là số dưới), bình thường từ 60 đến 89 mm Hg.
Tình trạng cao huyết áp:
Theo nghiên cứu của GS. Nguyễn Lân Việt năm 2015, tỉ lệ tăng huyết áp của toàn quốc ở mức rất cao, khoảng 47,3%
Làm sao để biết bị cao huyết áp?
Việc chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp không thể không nói đến việc đo các chỉ số huyết áp và nhịp tim.
Chỉ số huyết áp bao gồm:
- huyết áp tâm thu
- huyết áp tâm trương
Huyết áp được đo bằng đơn vị mmHg (milimet thủy ngân).
Vậy huyết áp bao nhiêu là cao?
đây cũng chính là câu hỏi mà bệnh nhân thường hay đặt cho bác sĩ.
Theo hướng dẫn của JNC8 (Uỷ ban quốc gia lần thứ 8 ) năm 2014 được đăng trên tạp chí JAMA:
Có thể tóm tắt lại như sau:
Người từ 60 tuổi trở lên, không mắc bệnh thận mạn tính hay tiểu đường: huyết áp mục tiêu là dưới 150/90 mmHg, có thể hiểu là từ 150/90mmg trở lên gọi là cao, phải bắt đầu kiểm soát.
Với nhóm còn lại (dưới 60 tuổi, người bệnh tiểu đường, người bệnh thận): huyết áp mục tiêu là dưới 140/90 mmHg, có thể hiểu là từ 140/90mmHg trở lên gọi là cao, phải bắt đầu được kiểm soát.
Đến đây thì mọi người đã có thể an tâm đo kiểm tra huyết áp của mình ngay tại nhà. Chúc mọi người kiểm soát tốt bệnh để có sức khỏe và cuộc sống tốt hơn.
Tham khảo: