SỬ DỤNG KHÁNG SINH Ở NGƯỜI CAO TUỔI

[toc]

1. Sử dụng kháng sinh ở người già ?

Sử dụng kháng sinh ở người già phải chú ý đến hệ số thanh thải gan thận (thường giảm ở người già), và đặc điểm của bệnh.

Nhiều công trình đã chứng minh, với liều như ở người đứng tuổi, nồng độ kháng sinh trong huyết tương cao hơn, do giảm thải qua đường thận.

Tính hệ số thanh thải creatinin nội sinh là cần thiết để xác định liều lượng thuốc. Bình thường hệ số thanh thải phải ít nhất bằng 60ml/phút và liều dùng có thể như đối với người đứng tuổi. Với nồng độ creatinin máu 15-25mg/lít, liều hàng ngày của người già phải thấp hơn ở người đứng tuổi.

kháng sinh

2. Nhiễm khuẩn tự phát ở người già ?

Nhiễm khuẩn tự phát ở người già thường âm ỉ nên chuẩn đoán thường muộn, làm toàn trạng kém và dễ gặp tình trạng mất cân bằng đột ngột nước, chán ăn, liệt giường. Do đó, phải cho kháng sinh sớm ở người già vì chậm một ngày có thể có những hậu quả nặng nề. ở người già, cho phép dùng kháng sinh trước khi có kết quả xét nghiệm vi khuẩn.

3. Bội nhiễm ở người già ?

Bội nhiễm có nhiều đặc điểm trong bệnh lí nhiễm khuẩn người già. Có ba nguyên nhân chính: tổn thương giải phẫu (ở da, phế quản, bàng quang, ung thư, bệnh sỏi), tai biến trị (ống thông, mở khí quản), ung thư gây giảm miễn dịch tạo điều kiện cho virut, lao, nhiễm khuẩn huyết trực khuẩn Gram âm phát triển. Do đó, nhiễm khuẩn thường nặng và kháng sinh điều trị liệu có thể không có hiệu quả. Nhiều tác giả chủ trương trong các trường hợp đó, dùng vacxin liệu pháp có thể có tác dụng ngăn ngừa cúm, uốn ván. Ở người đứng tuổi, không nên dùng kháng sinh bao vây nhưng ở người già có thể dùng penixllin, erytromyxin để đề phòng nhiễm khuẩn liên cầu khi có vết thương kinh diễn, loét giãn tĩnh mạch.

kháng sinh

Trong việc chọn kháng sinh, kinh nghiệm của từng thầy thuốc có vai trò
quan trọng. Nên dùng đường uống hơn là tiêm; chỉ nên dùng đường tĩnh mạch hoặc bắp khi cần tác dụng nhanh trong thời gian ngắn. Nếu kháng sinh đầu không có kết quả sau 3-4 ngày hoặc kháng sinh đồ chứng tỏ thuốc không tác dụng, cần thay đổi kháng sinh.

Vì nhiễm khuẩn (nhất là phế quản phế viêm, nhiễm trùng huyết…) thường rất nặng ở người già nên phải dùng kháng sinh mạnh; phổ rộng tác dụng nhanh như claforan (cefotazime).

Ở người già, hai loại nhiễm khuẩn cần được ưu tiên chú ý: nhiễm khuẩn phế quản, nhiễm khuẩn tiết niệu.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.


Leave a Comment

Scroll to Top