NGUYÊN NHÂN GÂY RA CHẢY MÁU ĐƯỜNG TIÊU HÓA LÀ GÌ?

TỔNG QUAN

Chảy máu đường tiêu hóa là một triệu chứng nghiêm trọng xảy ra trong cơ đường tiêu hóa của bạn. Đường tiêu hóa của bạn cấu thành từ những cơ quan sau đây:

  • Thực quản
  • Dạ dày
  • Ruột non, bao gồm cả tá tràng
  • Ruột già hay đại tràng
  • Trực tràng
  • Hậu môn

Chảy máu đường tiêu hóa có thể xảy ra vào bất kì những cơ quan kể trên. Nếu chảy máu xảy ra trong trực quản của bạn, dạ dày hoặc bên trong phần đầu của ruột non (tá tràng), người ta gọi nó là xuất huyết đường tiêu hóa trên. Cháy máu phần thấp của ruột non, đại tràng, trực tràng hay hậu môn được gọi là xuất huyết đường tiêu hóa dưới

Mỗi năm có khoảng 100,000 người ở Mỹ đến bệnh viện vì chảy máu đường tiêu hóa trên. Khoảng 20-33 phần trăm chảy máu đường tiêu hóa ở các nước phương tây là từ đường tiêu hóa dưới.

[toc]

NGUYÊN NHÂN GÂY RA CHẢY MÁU ĐƯỜNG TIÊU HÓA

Nhiều phần khác nhau của đường tiêu hóa có thể bị tác động bởi từng tình trạng chuyên biệt. Và có rất nhiều nguyên nhân gây chảy máu từ nhiều vùng khác nhau của đường tiêu hóa.

Nguyên nhân của chảy máu đường tiêu hóa trên

Loét dạ dày là nguyên nhân thường gặp nhất của xuất huyết tiêu hóa trên. Những vết loét này là những vét loét mở phát triển trong lớp niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng của bạn. Nhiễm vi khuẩn H.pylori thường là nguyên nhân gây ra loét dạ dày tá tràng.

Nguyên nhân của chảy máu đường tiêu hóa dưới

Một trong những nguyên nhân thường gặp của chảy máu đường tiêu hóa dưới là viêm đại tràng. Viêm đại tràng có rất nhiều nguyên nhân, bao gồm:

  • Nhiễm trùng
  • Độc chất từ thức ăn
  • Kí sinh trùng
  • Bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng
  • Giảm dòng máu đến nuôi đại tràng

Trĩ là một nguyên nhân thường gặp khác gây chảy máu đường tiêu hóa hoặc chảy máu trực tràng. Trĩ là một sự phình ra của tĩnh mạch trực tràng hoặc hậu môn. Những tĩnh mạch phình ra này có thể vỡ ra và chảy máu, gây ra chảy máu trực tràng.

Nứt hậu môn cũng có thể gây ra chảy máu đường tiêu hóa dưới. Có một vết rách ở cơ vòng hậu môn (cơ hình thành nên cơ thắt hậu môn), và vết rách thường xuyên xảy ra bởi táo bón hoặc phân quá cứng.

TRIỆU CHỨNG CỦA CHẢY MÁU ĐƯỜNG TIÊU HÓA

Có một vài điều bạn có thể tìm ra nếu bạn nghi ngờ rằng mình bị chảy máu đường tiêu hóa hoặc chảy máu trực tràng. Nếu chảy máu đến từ dạ dày hoặc từ đường tiêu hóa trên, màu phân của bạn có thể trở trên đen hơn và nhớt, giống như hắc ín.

Bạn có thể chảy máu từ trực tràng trong quá trình đi đại tiện, bạn có thể thấy một ít máu trong toilet hoặc trong giấy vệ sinh. Máu này thường là máu đỏ tươi. Ói ra máu là một dấu hiệu khác cho thấy có chảy máu ở đâu đó từ đường tiêu hóa của bạn.

Nếu bạn từng có bất kì những triệu chứng trên hoặc nếu bạn có ói ra dịch có màu giống bã cafe, bạn nên gọi bác sĩ đến bác sĩ ngay lập tức. Chảy máu đường tiêu hóa có thể báo hiệu một tình trạng đe dọa tính mạng, cần thiết phải đến điều trị y tế lập tức. Đồng thời, tìm đến bác sĩ ngay lập tức nếu bạn trải qua bất kì những triệu chứng sau đây:

  • Tím tái
  • Yếu mệt
  • Chóng mặt
  • Thở hơi ngắn

Những triệu chứng trên cũng có thể là dấu hiệu của cháy máu nặng.

BÁC SĨ CHẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN CHẢY MÁU NHƯ THẾ NÀO?

Chẩn đoán nguyên nhân cơ sở gây ra chảy máu đường tiêu hóa thường bắt đầu với việc bác sĩ của bạn sẽ hỏi về những triệu chứng và bệnh sử. Bác sĩ của bạn cũng có thể đề nghị làm một mẫu phân để kiểm tra sự xuất hiện của máu trong phân, đồng thời sẽ làm các xét nghiệp khác để kiểm tra dấu hiệu của thiếu máu.

Chảy máu đường tiêu hóa trên thông thường được chẩn đoán sau khi bác sĩ của bạn thực hiện nội soi đường tiêu hóa trên. Nội soi tiêu hóa trên là thủ thuật sử dụng một camera nhỏ đặt trên ống nội soi dài, mềm dẻo, bác sĩ sẽ đẩy nó vào thực quản của bạn. Ống nội soi sau đó qua thực quản và đến với đường tiêu hóa trên.

Để chẩn đoán nguyên nhân gây ra chảy máu đường tiêu hóa dưới, bác sĩ của bạn có thể thực hiện nội soi đại tràng. Trong quá trình làm nội soi, bác sĩ của bạn sẽ đưa vào trực tràng một ống nhỏ và mềm dẻo. Một camera bám vào trong ống nội soi giúp bác sĩ của bạn có thể nhìn toàn bộ chiều dài trực tràng.

Không khi di chuyển qua ống để cung cấp một cái nhìn tốt hơn trong trực tràng. Bác sĩ có thể lấy một mẫu sinh thiết để làm thêm các xét nghiệm về sau. Bạn cũng có thể trải qua một lần quét để định vị vị trí chảy máu đường tiêu hóa. Một chất đánh dấu phóng xạ vô hại sẽ được tiêm vào tĩnh mạch của bạn, chất đánh dấu sẽ sáng lên trên hình ảnh X-quang, điều đó giúp bác sĩ có thể tìm thấy được vị trí chảy máu.

CÓ THỂ LÀM GÌ ĐỂ GIẢM ĐI CÁC TRIỆU CHỨNG?

Nội soi đường tiêu hóa trên có thể rất hữu ích, không những giúp chẩn đoán chảy máu đường tiêu hóa trên, mà còn điều trị chảy máu. Sử dụng một ống chuyên biệt với camera và tia lazer kèm theo, cùng với thuốc, có thể sử dụng để ngăn chảy máu. Hơn nữa, bác sĩ có thể sử dụng dụng cụ bên cạnh ống nội soi để kẹp vào mạch máu đang chảy nhằm ngăn chặn chảy máu.

Nếu trĩ là nguyên nhân gây ra chảy máu sẽ có phương pháp điều trị dùng thuốc cho bạn. Nếu phương pháp điều trị thuốc không hiệu quả, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp nhiệt để làm co búi trĩ lại. Và kháng sinh có thể sử dụng nhằm điều trị nhiễm trùng.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.


Leave a Comment

Scroll to Top