NGUYÊN NHÂN GÂY RA ĐAU BỤNG LÀ GÌ VÀ ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

TỔNG QUAN

Đau bụng là cơn đau xảy ra giữa vùng ngực và vùng chậu. Đau bụng có thể là đau quặn, đau nhức, đau mơ hồ, đau ngắt quản hoặc đau nhói.

Viêm hoặc các bệnh khác có thể tác động lên các cơ quan của ổ bụng và gây ra đau bụng. Những cơ quan chính nằm trong ở bụng gồm:

  • Ruột (ruột non và ruột già)
  • Thận
  • Ruột thừa
  • Tụy
  • Dạ dày
  • Túi mật
  • Gan
  • Lách

Siêu vi, vi khuẩn hoặc kí sinh trùng có thể tác động lên dạ dày và ruột đồng thời gây ra cơn đau bụng.

đau bụng

[toc]

CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY RA ĐAU BỤNG

Đau bụng có thể gây ra bởi nhiều nhóm nguyên nhân. Tuy nhiên nguyên nhân chính là nhiễm trùng, một sự phát triển bất thường, viêm, tắt nghẽn và các bệnh lý của ruột.

Nhiễm trùng ở cổ họng, ruột và máu có thể gây ra vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hóa, và gây ra hậu quả là đau bụng. Những nhiễm trùng trên cũng có thể gây ra sự thay đổi trong tiêu hóa như là tiêu chảy hoặc táo bón.

Đau quặn liên quan đến chu kì kinh nguyệt cũng là một nguyên nhân ngầm của đau vùng bụng dưới, nhưng kinh nguyệt thường được biết đến như là nguyên nhân gây đau vùng chậu hơn.

Những nguyên nhân khác gây ra đau bụng gồm:

  • Táo bón
  • Tiêu chảy
  • Viêm dạ dày ruột
  • Trào ngược acid (khi các chất trong dạ dày trò rỉ ngược lên thực quản gây ra ợ nóng ợ chua và các triệu chứng khác)
  • Nôn ói
  • Stress

Các bệnh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng có thể gây ra đau bụng mạn tính. Thường gặp nhất là

  • Bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản
  • Hội chứng ruột kích thích hoặc là đại tràng co thắt (một rối loạn gây ra đau bụng, đau quặn thắt và thay đổi thói quen đại tiện)
  • Crohn’s disease (một loại bệnh viêm ruột)
  • Không dung nạp lactose (mất khả năng tiêu hóa lactose, một loại đường tìm thấy trong sữa và các sản phẩm từ sữa)

Nguyên nhân của cơn đau bụng trầm trọng bao gồm:

  • Vỡ tạng hoặc gần vỡ tạng (như là vỡ ruột thừa hoặc viêm ruột thừa)
  • Sỏi túi mật
  • Sỏi thận

Nhiễm trùng thận

CÁC LOẠI ĐAU BỤNG

Đau bụng có thể được mô tả như là khu trú, đau quặn thắt, hay đau dữ dội.

Đau khu trú là cơn đau bị giới hạn vào một vùng nào đó ở bụng. Cơn đau này thường gây ra bởi những vấn đề ở từng cơ quan cụ thể. Nguyên nhân thường gặp nhất của đau khu trú là loét dạ dày (một ổ loét nhỏ nằm ở lớp trong của dạ dày).

Đau quặn thắt có thể liên quan với tiêu chảy, táo bón hoặc đầy hơi. Ở phụ nữ, đau quặn có thể liên quan đến chu kì kinh nguyệt, sẩy thai, hoặc biến chứng trong cơ quan sinh sản của phụ nữ. Cơn đau đến rồi đi, và có thể hoàn toàn tự giảm đi mà ko cần bất cứ điều trị can thiệp nào.

Đau dữ dội là triệu chứng của những tình trạng nghiêm trọng hơn, như là sỏi túi mật hoặc sỏi thận. Cơn đau này xảy ra thình lình đột xuất và bệnh nhân có cảm giác giống như cơn co thắt cơ nặng nề.

VỊ TRÍ CƠN ĐAU TRONG Ổ BỤNG

Vị trí cơn đau trong ổ bụng có thể là một đầu mối để tìm ra nguyên nhân gây đau

Cơn đau lan khắp cả bụng (không ở một khu vực riêng biệt nào cả) có thể kể ra gồm:

  • Viêm ruột thừa
  • Bệnh Crohn
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Nhiễm trùng đường tiểu
  • Cúm

Cơn đau được khu trú ở vùng bụng dưới có thể kể ra gồm:

  • Viêm ruột thừa
  • Tắt ruột
  • Thai ngoài tử cung

Ở phụ nữ, cơn đau của các cơ quan sinh sản ở vùng bụng dưới có thể gây ra bởi:

  • Cơn đau gây ra bởi kinh nguyệt
  • Nang buồng trứng
  • Sẩy thai
  • U xơ
  • Thai ngoài tử cung

Đau vùng bụng trên có thể gây ra bởi:

  • Sỏi túi mật
  • Nhồi máu cơ tim
  • Viêm gan
  • Viêm phổi

Đau xung quanh rốn có thể đến từ:

  • Viêm ruột thừa
  • Viêm dạ dày ruột
  • Chấn thương

Đau bụng dưới về phía trái có thể gây ra bởi:

  • Bệnh Crohn
  • Ung thư
  • Nhiễm trùng thận
  • Nang buồng trứng
  • Viêm ruột thừa

Đau bụng trên về phía trái đôi khi có thể gây ra bởi:

  • Lách to
  • Phân quá cứng
  • Chấn thương
  • Nhiễm trùng thận
  • Nhồi máu cơ tim
  • Ung thư

Đau vùng bụng dưới về phía phải có thể gây ra bởi:

  • Viêm ruột thừa
  • Thoát vị (khi một cơ quan lồi ra và xuyên qua điểm yếu của cơ bụng)
  • Nhiễm trùng thận
  • Ung thư

Đau bụng trên về phía phải có thể đến từ:

  • Viêm gan
  • Chấn thương
  • Viêm phổi
  • Viêm ruột thừa

tiêu chảy cấp

KHI NÀO CẦN PHẢI ĐẾN GẶP BÁC SĨ

Cơn đau mức độ trung bình có thể tự hết mà không cần điều trị can thiệp gì cả. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp, đau bụng có thể khiến bạn phải đến gặp bác sĩ.

Bạn nên ngay lập tức tìm đến chăm sóc y tế nếu cơn đau quá nặng đến nỗi bạn không thể ngồi hoặc phải cuộn mình lại như trái bóng để cảm thấy dễ chịu hoặc nếu bạn có một trong những điều dưới đây:

  • Đại tiện ra máu
  • Sốt cao (hơn 38,50C)
  • Nôn ra máu
  • Buồn nôn hoặc nôn dai dẳn
  • Vàng da hoặc vàng mắt
  • Sưng hay đau căng ở bụng
  • Khó thở

Đến gặp bác sĩ ngay nếu như bạn đang mang thai hoặc cho con bú.

CHẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN ĐAU BỤNG BẰNG CÁCH NÀO?

Nguyên nhân đau bụng có thể được chẩn đoán thông qua một loạt các xét nghiệm. Trước khi đề ra các xét nghiệm, bác sĩ sẽ thực hiện các thăm khám lâm sàng. Đó có thể bao gồm ấm nhẹ vào nhiều khu vực ở vùng bụng của bạn để kiểm tra sự sưng và căng.

Những thông tin này, kết hợp với mức độ nghiêm trọng của cơn đau và vị trí của nó trong ổ bụng sẽ giúp bác sĩ xác định xét nghiệm nào cần thiết.

Xét nghiệm hình ảnh như là MRI, siêu âm, X-quang được sử dụng để quan sát các mô, cơ quan và các cấu trúc khác trong bụng một cách chi tiết. Những xét nghiệm trên có thể giúp chẩn đoán khối u, vỡ tạng, viêm nhiễm hay gãy xương.

Các xét nghiệm khác gồm: nội soi đại tràng, nội soi dạ dày tá tràng, xét nghiệm máu, nước tiểu, xét nghiệm phân có thể giúp tìm ra bằng chứng của vi khuẩn, virus hoặc kí sinh trùng.

PHÒNG NGỪA ĐAU BỤNG

Không phải tất cả các dạng của đau bụng đều có thể phòng ngừa được. Tuy nhiên, bạn có thể hạn chế đến mức tối thiểu nguy cơ gây đau bụng bằng những cách sau đây:

  • Ăn uống hợp lý
  • Uống nước thường xuyên
  • Tập thể dụng đều đặn
  • Ăn các bữa ăn không quá nhiều.

Nếu bạn có một rối loạn ở ruột, như là bệnh Crohn, hãy nghe theo hướng dẫn của bác sĩ đã đề ra cho bạn nhằm giảm thiểu sự khó chịu. Nếu bạn đang mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, đừng ăn gì cả trong vòng 2 giờ trước khi ngủ.

Nằm liền sau khi ăn có thể gây ra ợ hơi ợ chua và đau bụng. Cố gắng đợi ít nhất 2 giờ sau khi ăn sau đó rồi hãy nằm.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.


Leave a Comment

Scroll to Top