NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT VỀ SINH LÍ CỦA BẠCH CẦU (PHẦN 2)

3. Chức năng của bạch cầu

3.1. Chức năng của bạch cầu trung tính

3.1.1. Chức năng của bạch cầu trung tính trong trường hợp bình thường

Số lượng bạch cầu trung tính có thể tăng gấp 3, 4 lần so vđi bình thường sau khi tập thể thao, vận động nhiều, làm việc nặng hoặc chích norepinephrin. Hiện tượng này được giải thích như sau. Khi máu chảy bình thường,các bạch cầu dính vào thành mao mạch và sống ở đó. Khi vận động mạnh, hoặc kích thích tuần hoàn bằng norepinephrin, làm tăng lưu lượng máu qua mao mạch, máu chảy nhanh sẽ lôi cuốn các bạch cầu. Khoảng 60 phút sau khi có sự tăng bạch cầu trung tính sinh lý kể trên, số lượng bạch cầu trở lại bình thường, vì bạch cầu lại bám vào các thành mao mạch.

3.1.2. Chức năng của bạch cầu trung tính trong trường hợp viêm

Trong vòng một vài giờ sau khi mô bị tổn thương, các bạch cầu trung tính di chuyển về vùng bị tổn thương.

  • Một globublin được gọi là “yếu tố gia tăng bạch cầu” được phóng thích từ các mô bị tổn thương. Yếu tố này khuếch tán nhanh chóng vào máu và đến tủy xương, tại tủy xương nó phát huy hai tác dụng. Thứ nhất là kích thích tủy xương phóng thích các tế bào đa nhân ra khỏi nơi dợ trữ trong tủy xương vào máu, mà đặc biệt là bạch cầu trung tính. Thứ hai là nó làm tăng tốc độ sản xuất các bạch cầu đa nhân ở tủy xương.
  • Một số lượng lớn các đại thực bào được huy động, tập trung tới vùng bị tổn thương bằng cử động amíp, để chống đỡ với vi khuẩn. Những tế bào này là hàng rào chống đỡ đầu tiên của cơ thể trong vòng giờ đầu, nhưng với số lượng không nhiều. Trong những giờ sau, bạch cầu trung tính giữ vai trò chính từ 6 đến 12 giờ. Đồng thời trong thời gian này một lượng lớn mono bào từ máu vào mô, và thay đổi đặc tính của chúng: trong vòng vài giờ đầu chúng bắt đầu phình to, gia tăng chuyển động amíp về hương mô bị tổn thương. Cuối cùng, một nguồn lớn đại thực bào từ mono bào xâm nhập vào vùng mô bị tổn thương vào giờ thứ 10 – 12. Như vậy giai đoạn sau của hiện tượng viêm, các bach cầutrung tính không còn hiệu quả thực bào như các đại thực bào nữa.

Bạch cầu trung tính và các đại thực bào sau khi ăn vi khuẩn, mô hủy hoại chúng bị nhiễm độc và chết dần dần.

3.2. Chức năng của bạch cầu ưa axit

  • Khử (lọc các protein lạ trước khi chúng có thể gây tác hại cho cơ thể. Do đó, số lượng bạch cầu ưa axít tăng trong dị ứng

Khi tiêm các protein lạ vào cơ thể thì số lượng bạch cầu ưa axít tăng cao.

Bạch cầu ưa axít thường tập trung nhiều ở niêm mạc đường tiêu hóa và ở trong tổ chức phổi, nơi mà các protein lạ thường xâm nhập vào cơ thể.

  • Thực bào

Bạch cầu ưa axít thực bào yếu so vơi bạch cầu trung tính, do đó nó không giữ vai trò quan trọng trong việc chống lại sự nhiễm khuẩn, nhưng bạch cầu ưa axít thường được hấp dẫn theo hóa ứng động đến những nơi xảy ra phản ứng kháng nguyên – kháng thể, rồi thực bào và tiêu hóa các phức hợp kháng nguyên – kháng thể, sau khi quá trình miễn dịch đã hoàn thành.

  • Làm tan cục máu đông

Bạch cầu ưa axít di chuyển đến cục máu đông, tại đó chúng giải phóng ra chất plasminogen, chất này được hoạt hóa thành plasmin, làm tiêu các sợi fibrin, làm tan cục máu đông…

Ngoài ra bạch cầu ưa axít tăng nhiều trong phản ứng dị ứng, vì phản ứng dị ứng có các protein lạ. .

Bạch cầu ưa axít đặc biệt làm tăng cao trong máu ở các trường hợp cơ thể bị nhiễm các loại ký sinh trùng như giun đũa, giun móc…, bệnh sán heo (Trichinella) do ăn thịt heo có sán nấu không chín, trong trường hợp này số lượng bạch cầu ưa axít có thể tặng lên tới 25% – 50%.

3.3. Chức năng của bạch cầu ưa baz

Bạch cầu ưa baz không có khả năng vận động và thực bào, nhưng chúng có chức năng sau:

  • Bạch cầu ưa baz chứa một số chất như: heparin, histamin và một lượng nhỏ setotonin, bradykinin.
  • Bạch cầu ưa baz giải phóng heparin vào máu để phòng ngừa quá trình đông máu trong lòng mạch.
  • Bạch cầu ưa baz còn có vai trò quan trọng trong một số phản ứng dị ứng, vì globulin miễn dịch gây ra phản ứng dị ứng là IgE có khuynh hướng gắn trên màng bạch cầu ưa baz.

Khi có một kháng nguyên đặc hiệu phản ứng với kháng thể IgE thường gây ra phản ứng mạnh, làm bể màng bạch cầu, giải phóng ra histamin, bradykinin là các chất gây giãn mạch, và tăng tính thấm của thành mạch.

Chính những chất này gây ra các phản ứng tại chỗ của thành mạch và mô, biểu hiện bằng các triệu chứng phù, ban đỏ, mẩn ngứa và đau.

3.4. Chức năng của mono bào

  • Đại thực bào

Mono bào được phóng thích từ tủy xương vào máu tuần hoàn là những tế bào chưa trưởng thành, nên chúng chưa có khả năng thực bào. Sau ít giờ ở trong máu tuần hoàn mono bào xuyên mạch ra ngoài các mô, ở đó chúng bắt đầu biến đổi hình dạng, tế bào phình to ra, tăng kích thước ỉên gấp khoảng 5 lần (đường kính khoảng 80 micromet). Đồng thời trong bào tương chứa một lượng lớn lysosom và ty thể, làm cho bào tương giống như một cái túi chứa đầy hạt, tế bào thời kỳ nầy được gọi là đại thực bào (macrophage) là dạng trưởng thành của mono bào. Các đại thực bào này sẽ gắn với mô gọi là đại thực bào cố định, chúng ở tại mô hàng tháng, hoặc hàng năm, cho đến khi có các kích thích thích hợp chúng sẽ tách khỏi mô để trở thành đại thực bào lưu động, đi đến vùng viêm nhiễm theo cơ chế hóa ứng động.

  • Hệ võng nội mô

Ngoài hệ bạch cầu trong máu, một nhóm tế bào khác trong các mô. cũng có chức năng bảo vệ cơ thể, chống lại các tác nhân xâm lấn, đó là hệ võng nội mô. Nó bao gồm hai loại tế bào. Một là các đại thực bào cố định xuất phát từ các mono bào, chúng ở trong các mô khác nhau và bám vào các thành mạch máu và mạch bạch huyết. Hai là các lympho bào tự do trong các mô, chúng xuất phát từ các hạch bạch huyết.

Các đại thực bào trong các mồ khác nhau, có hình dáng và tên gọi khác nhau: đại thực bào phế nang trong các phế nang của phổi, thực bào các vật xâm lân qua đường hô hấp hay các tiểu phân bụi như bụi silic, than,…nó phát triển đáp ứng với các quá trình viêm mạn tính như lao. Các tế bào Kupffer của gan chống lại các vật xâm lấn qua đường tiêu hóa, qua niêm mạc ruột vào máu rồi đến gan. Các tế bào võng nội mô của lách và tủy xương tận công các vật xâm lấn qua đường máu. Các đại thực bào hạch bạch huyết chống lại các vật xâm lấn qua đường bạch huyết. Các đại thực bào cố định trong mô được gọi chung là các tổ chức bào (histiocyte).

  • Chức năng của đại thực bào

Tất cả các loại đại thực bào có chung một chức năng là bảo vệ cơ thể bằng cách thực bào. Khả năng thực bào của đại thực bào lớn hơn nhiều so vơi các bạch cầu trung tính. Mỗi đại thực bào có thể ăn tới 100 vi khuẩn, các hồng cầu già, các bạch cầu đã chết, ký sinh trùng sốt rét, các mô hoại tử… Do đó chúng giữ vai trò quan trọng trong các bệnh nhiễm trùng mạn tính.

Các đại thực bào có nhiều lysosom chứa các men thủy phân protein,, tiêu diệt vi khuẩn và các vật lạ. Ngoài ra lysosom của các đại thực bào còn chứa một lượng lớn men lipaz, có khả năng tiêu hóa màng lipit của những vi khuẩn đặc biệt kháng cồn, kháng axít như vi khuẩn lao, hủi…

Đại thực bào không phải là những tế bào có khả năng miễn địch nhưng chúng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc khởi động quá trình miễn dịch, kích thích dòng lympho: kích thích lympho bào T, kích thích lympho bào B để lympho bào B tạo kháng thể chống lại các tác nhân xâm lân.

Scroll to Top