NÔN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

TỔNG QUAN

Nôn ói hay nôn mửa là tình trạng rối loạn tiêu hóa buộc thức ăn trong dạ dày đi ngược lên thực quản và thoát ra ngoài qua đường miệng hoặc đôi khi qua mũi. Tình trạng này xảy ra có thể do tự nhiên cơ thể tự phản ứng hoặc có chủ ý dưới tác động của bên ngoài. Nôn có thể xảy ra bởi một bệnh nền nào đó. Nôn ói nhiều lần cũng có thể gây ra tình trạng thiếu nước và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị.

[toc]

NGUYÊN NHÂN GÂY NÔN

Nôn rất thường gặp. Ăn quá nhiều thức ăn hoặc uống quá nhiều đồ uống chưa cồn cũng có thể khiến một người nôn. Thông thường nôn không gây ra quá nhiều lo lắng. Nôn tự bản thân nó không phải là một tình trạng, nó là một triệu chứng của nhiều tình trạng khác nhau. Có thể là vài tình trạng dưới đây:

  • Ngộ độc thức ăn
  • Không tiêu thức ăn
  • Nhiễm trùng (liên quan đến vi khuẩn và virus)
  • Say sóng hoặc say xe
  • Tiền triệu của có thai
  • Chóng mặt
  • Xạ trị
  • Bệnh Crohn
  • Một vài loại thuốc cũng có thể gây nôn ói

Nôn thường xuyên không liên quan đến những nguyên nhân kể trên thì có thể đó là một triệu chứng của hội chứng nôn có chu kì. Tình trạng này được đặc trưng bởi nôn ói hơn 10 ngày trở lên. Nó thường kèm theo buồn nôn và mệt mỏi rất nhiều, và thường xảy ra chủ yếu vào lúc còn nhỏ.

Nôn có tính chu kì có thể gây ra những đợt nôn ói nhiều lần trong suốt năm nếu không được điều trị. Nó cũng có thể gây ra nhiều những biến những nghiêm trọng có thể kể ra gồm:

  • Mất nước
  • Sâu răng
  • Viêm thực quản
  • Rách thực quản

nôn

NÔN CẤP TÍNH

Nôn là một triệu chứng thường gặp nhưng đôi khi nó cũng là một dấu hiệu cảnh báo của một bệnh cấp cứu. Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu có:

  • Nôn ói trong 2 ngày trở lên
  • Nghi ngờ ăn phải thức ăn có độc chất
  • Nhức đầu dữ dội kèm theo cứng cổ
  • Đau bụng dữ dội

Máu trong dịch nôn là một lý do khác cần phải đi đến bệnh viện cấp cứu. Nôn ra máu có những trường hợp sau đây:

  • Nôn ra một lượng lớn máu đỏ tươi
  • Nôn ra máu màu đen
  • Khạc ra một chất trông giống với bã café

Nôn ra máu với nguyên nhân thường là do vết loét, vỡ mạch máu và chảy máu dạ dày. Nó cũng có thể do một vài ung thư gây ra. Tình trạng này thường kết hợp với chóng mặt. Một người nôn ra máu nên gọi đến bác sĩ ngay lập tức hoặc đến với trung tâm y tế gần nhất.

BIẾN CHỨNG CỦA NÔN

Mất nước là biến chứng thường gặp nhất liên quan đến nôn ói. Nôn làm cho dạ dày tống ra không chỉ thức ăn mà còn có cả dịch. Mất nước có thể gây ra:

  • Khô miệng
  • Mệt mỏi
  • Nước tiểu sậm màu
  • Giảm lượng nước tiểu
  • Đau đầu
  • Lú lẩn

Biến chứng mất nước do nôn ói là một tình trạng đặc biệt nghiệm trọng ở trẻ em. Bởi vì ở trẻ em, chúng có khối lượng cơ thể nhỏ hơn người lớn do đó có ít dịch hơn. Người thân nếu thấy triệu chứng của mất nước nên đưa bé đến bác sĩ nhi khoa ngay lập tức.

Suy dinh dưỡng là một biến chứng khác của nôn ói. Không giữ được thức ăn trong hệ tiêu hóa gây ra việc cơ thể mất đi dưỡng chất. Cơ thể nếu bị nôn ói quá nhiều gây ra mệt mỏi và kiệt sức, bạn cũng nên đến bác sĩ ngay lập tức.

ĐIỀU TRỊ NÔN

Điều trị nôn thường cần phải điều trị bệnh nền. Điều trị đôi lúc không cần thiết cho dứt điểm tình trạng nôn ói. Nhưng bù nước rất quan trọng cho bệnh nhân, thậm chí ở những bệnh nhân chỉ ói 1 lần. Những bệnh nhân này được khuyến cáo nên uống nước sạch. Nước sạch có chứa chất điện giải có thể giúp cung cấp lượng dưỡng chất bị mất do nôn.

Thức ăn ở đặc có thể kích thích sự nhạy cảm của dạ dày, do đó tăng nguy cơ nôn nhiều hơn. Vậy nên, có thể có lợi nếu bạn tránh những đồ ăn đặc và nên sử dụng đồ ăn ở dạng lỏng.

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống nôn cho trường hợp nôn có tính chu kì. Những thuốc này giúp giảm thiểu hiệu quả các đợt nôn ói.

Các biện pháp khác để điều trị như sử dụng các thực phẩm có chứa gừng, tinh dầu sả cũng có thể giúp ích cho bạn. Nhưng những biện pháp này nên được sự đồng ý từ bác sĩ bởi vì chúng cũng có thể gây tương tác thuốc.

Thay đổi cách ăn uống cũng có thể giúp điều trị nôn ói có chu kì. Thức ăn giúp giảm bớt nôn bao gồm:

  • Thực phẩm không chứa nhiều dầu mỡ
  • Bánh mặn
  • Những sản phẩm được làm từ gừng

Bạn cũng có thể ăn ít nhưng nhiều bữa trong một ngày.

nôn

PHÒNG NGỪA

Khi bạn có cảm giác buồn nôn, bạn nên làm theo những điều sau đây để phòng ngừa nôn:

  • Uống từng ngụm nhỏ nước sạch và có vị hơi ngọt như là soda hay nước ép trái cây (ngoại trừ nước ép cam và bưởi vì chúng có quá nhiều acid)
  • Nghỉ ngơi ở tư thế ngồi hoặc tư thế nằm đúng cách, nếu bạn vận động có thể gây ra buồn nôn nhiều hơn và dẫn đến nôn.

nôn

Để phòng ngừa nôn và buồn nôn ở trẻ em:

  • Điều trị say sóng và say xe: cho trẻ ngồi ở vị trí đối diện với kính chắn gió phía trước (nhìn qua 2 bên cửa sổ xe với xe đang chạy tốc độ nhanh có thể gây buồn nôn nặng nề hơn)
  • Đừng để bé ăn và chơi cùng một lúc

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.


Leave a Comment

Scroll to Top