OSTEOCALCIN

(Ostéocalcine, GLA Protéine osseuse / Osteocalcin, Bone Gla Protein)

Nhắc lại sinh lý

Osteocalcin (Protein G1a của xương) là một trong số những protein không thuộc loại collagen quan trọng nhất của xương. Osteocalcin được các tạo cốt bào tổng hợp trong xương. Sau khi được sản xuất, một lượng chất này được tích hợp vào khối matrix xương và một lượng đi vào vòng tuần hoàn. Sau đó khối matrix xương sẽ gắn thêm chất khoáng (mineralize) để tạo nên xương mới.

Các nghiên cứu cho thấy protein này là một chất chỉ điểm đặc hiệu cho quá trình tạo xương (tức là quá trình tái cấu trúc xương). Nồng độ osteocalcin lưu hành phản ánh tốc độ hình thành xương, trái ngược với các phosphatase kiềm huyết thanh là một chất chỉ điểm kém đặc hiệu cho quá trình này.

xét nghiệm IgM
xét nghiệm IgM

Mục đích và chỉ định xét nghiệm

1. Để đánh giá tình trạng tạo xương đối với các bệnh lý xương.

2. Để phát hiện các đối tượng co nguy cơ bị loãng xương.

3. Để theo dõi tình trạng chuyên hóa xương ở phụ nữ trong và sau khi mãn kinh.

Cách lấy bệnh phẩm

XÉT NGHIỆM được tiến hành trên huyết tương (bệnh phẩm được lấy vào ống tráng heparin).Không nhất thiết cần yêu cầu bệnh nhân phải nhịn ăn trước khi lấy máu xét nghiệm.

Do osteocalcin là một protein không bền vững, XÉT NGHIỆM định lượng osteocalcin đòi hỏi tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện lấy và vận chuyển mẫu bệnh phẩm tới phòng XÉT NGHIỆM.

Giá trị bình thường

Nam: 8-37 ng/mL hay 1,37 – 6,33 nmol/L.

Nữ: 7-38 ng/mL hay 1,20 – 6,50 nmol/L.

Người loãng xương: 17-49 ng/mL hay 2,91 – 8,38 nmol/L.

Tăng nồng độ osteocalcin máu

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Bệnh to đầu chi.
  • Gãy xương.
  • Cường cận giáp.
  • Loãng xương.
  • Suy thận.

Giảm nồng độ osteocalcin máu

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Điều trị chống tiêu xương (antiresorptive therapy).
  • Giảm chức năng tuyến cận giáp.
  • Điều trị bằng corticoid dài ngày.
  • Bệnh đa u tủy xương nặng.

Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm

Mầu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu có thể làm thay đổi kết quả XÉT NGHIỆM. Có tình trạng biến đổi nồng độ ostecalcin máu theo nhịp ngày đêm.

Lợi ích của xét nghiệm định lượng osteocalcin

Định lượng nồng độ osteocalcin máu rất hữu ích để:

1. Phát hiện các đối tượng có nguy cơ bị loãng xương, nhất là các bệnh nhân loãng xương có tốc độ tái cấu trúc xương ở mức độ cao và bệnh nhân loãng xương được điều trị bằng fluor.

2. Theo dõi tình trạng chuyển hóa xương trong và sau khi mãn kinh.

3. Theo dõi đáp ứng với điều trị chống tiêu xương. Tác động của điều trị chống tiêu xương lên nồng độ osteocalcin có thế được đánh giá ngay sau điều trị (trong vòng 3 -6 tháng) và như vậy là xẩy ra sớm hơn hình ảnh thấy được khi test đo mật độ xương (1-2 năm).

xét nghiệm GH
xét nghiệm GH

Các cảnh báo lâm sàng

Hiện còn thiếu các dữ liệu tin cậy để đánh giá chính xác vai trò của xét nghiệm định lượng osteocalcin trong thăm dò các bất thường chuyển hóa xương. XÉT NGHIỆM chỉ có một lợi ích khiêm tốn trong nghiên cứu bệnh xương hóa đá (bệnh Paget), tình trạng cường cận giáp và chứng nhuyễn xương

Scroll to Top