5 lưu ý cần thiết bảo vệ bản thân trước dịch bệnh COVID-19

Tác nhân gây bệnh virus corona 2019 được đặt tên là virus Hội chứng hô hấp cấp tính nặng do corona-2 (SARS-CoV-2), còn tên bệnh được gọi là COVID-19.

SARS-CoV-2, được xác định ở Trung Quốc vào cuối năm 2019 và là một chủng virus corona mới chưa được xác định trước đây ở người.

Trước tình hình dịch bệnh ngày một gia tăng, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây để biết cách phòng chống dịch bệnh cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

1. Tôi nên tự bảo vệ như thế nào trước dịch COVID-19? 

COVID-19 đeo khẩu trang

Nếu bạn không phải vừa trở về từ Trung Quốc và chưa tiếp xúc gần với người nghi nhiễm bệnh COVID-19 đang chờ kết quả xét nghiệm hoặc người đã xác nhận bị nhiễm bệnh COVID-19 thì có thể tự bảo vệ trước dịch bằng cách: 

  • Rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng trong ít nhất 20 giây (nếu không có nước và xà phòng, dùng nước rửa tay chứa cồn với nồng độ tối thiểu là 60 %), nhất là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, và sau khi hỉ mũi, ho, hắt hơi. 
rửa tay COVID-19
Washing hands properly infographic elements tips in flat round solid green icons arrangement abstract isolated vector illustration
Vì sao? Rửa tay bằng nước và xà phòng hoặc nước rửa tay có cồn sẽ tiêu diệt virus nếu chúng tồn tại trên tay bạn. 
  • Duy trì khoảng cách hợp lý: Đứng cách xa mọi người ít nhất 1 mét khi tiếp xúc, đặc biệt là với những người đang ho, sổ mũi và sốt. 
Vì sao? Khi người bị nhiễm virus, chẳng hạn như 2019-nCoV, ho hoặc sổ mũi, họ tạo ra các giọt bẩn chứa virus. Nếu đứng quá gần, bạn có thể hít phải virus. 
  • Tránh dùng tay chạm vào mắt, mũi và miệng. 
Vì sao? Tay có thể đã chạm vào một số bề mặt có chứa virus. Khi dùng tay bị nhiễm virus chạm vào mắt, mũi hoặc miệng, bạn có thể truyền virus từ các bề mặt đó vào cơ thể mình. 
  • Nếu bạn bị sốt, ho và khó thở, hãy nhanh chóng liên hệ với các cơ sở y tế. Hãy báo cáo với chuyên viên y tế nếu bạn đã từng tới các vùng dịch 2019-nCoV tại Trung Quốc hoặc nếu bạn đã tiếp xúc gần với những người có triệu chứng hô hấp từng tới Trung Quốc. 
Vì sao? Khi có các triệu chứng nêu trên, rất có thể bạn đã bị | viêm đường hô hấp hoặc mắc bệnh nghiêm trọng khác. Các triệu chứng hô hấp kèm với sốt có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể là do 2019-nCoV, tùy thuộc vào hoàn cảnh và lịch sử di chuyển của bạn. 
  • Nếu có các triệu chứng hô hấp nhẹ và chưa từng tới Trung Quốc trong giai đoạn dịch, hãy tự cách ly ở nhà nếu có thể và thực hành vệ sinh tay và đường hô hấp cẩn thận 
  • Dùng khăn giấy che mũi và miệng khi hắt hơi, ho, sổ mũi. Sau đó cần rửa tay ngay. 
  • Làm sạch và khử trùng thường xuyên các bề mặt và vật dụng mà bạn hay chạm vào. 
  • Hạn chế dùng tay chạm vào mắt, mũi, miệng

2. Tôi cần làm gì nếu đã tiếp xúc gần với người nghi nhiễm đang chờ kết quả xét nghiệm hoặc người bị nhiễm bệnh COVID-19

Theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn kể từ ngày tiếp xúc gần lần đầu với người bệnh, và liên tục theo dõi trong 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc gần lần cuối. Theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng sau: 

  • Sốt. Đo thân nhiệt hai lần một ngày. 
  • Ho. 
  • Khó thở. 
  • Các triệu chứng ban đầu cần theo dõi là ớn lạnh, đau nhức cơ thể, đau họng, nhức đầu, tiêu chảy, buồn nôn/nôn và sổ mũi. 

Nếu bạn bị sốt hoặc có bất kì triệu chứng nào trong số trên, hãy gọi ngay cho cơ sở y tế. 

Trước khi đến cơ sở y tế, cần đảm bảo rằng bạn đã trình bày với nhân viên y tế về việc mình đã tiếp xúc gần với người nghi nhiễm đang chờ kết quả xét nghiệm hoặc người bị nhiễm bệnh COVID-19. Điều này sẽ giúp cơ sở y tế chuẩn bị trước nhằm tránh lây nhiễm cho người khác. 

Nếu không có bất kì triệu chứng nào kể trên, bạn có thể tiếp tục các hoạt động thường nhật. 

Nếu bạn bị sốt, ho và khó thở, hãy liên hệ với cơ sở y tế và trình bày với nhân viên y tế về chuyến đi trước đó của bạn.

3. Tôi chưa từng tiếp xúc với người nghi nhiễm hoặc bị nhiễm, vậy tôi có bắt buộc phải đeo khẩu trang khi ra đường không? 

Cập nhật: Bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Nếu không đeo khẩu trang ở nơi công cộng sẽ bị phạt tiền 300.000 đồng.

Xem thêm tại đây:

https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/bat-buoc-deo-khau-trang-o-noi-cong-cong-1196430.html

Đã có trường hợp bị phạt 200.000 đồng tại Hà Nội, xem thêm tại đây:

https://tuoitre.vn/truong-hop-dau-tien-o-ha-noi-khong-deo-khau-trang-bi-phat-200-ngan-dong-20200327232902261.htm

Không. Hiện tại số ca nhiễm bệnh COVID-19 đã xác nhận tại việt Nam là 14 ca (tính đến ngày 10/02/2020). Do vậy virus này hiện chưa phát tán rộng rãi trong cộng đồng người Việt tới mức ai cũng phải đeo khẩu trang khi ra đường. Bộ Y tế việt Nam hiện khuyến cáo người dân đeo khẩu trang khi đi tới chỗ đông người, hoặc khi có các triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, hoặc khi tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh.

Đeo khẩu trang y tế có thể giúp phòng ngừa một số bệnh qua đường hô hấp. Tuy nhiên chỉ sử dụng khẩu trang không đảm bảo ngăn chặn lây nhiễm và cần được kết hợp với các biện pháp phòng ngừa khác bao gồm vệ sinh tay và đường hô hấp, và tránh tiếp xúc gần – ít nhất trong khoảng cách 1 mét giữa bạn và người khác.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng khẩu trang y tế một cách hợp lý để tránh lãng phí và tránh sử dụng khẩu trang sai cách, sử dụng khẩu trang hợp lý nghĩa là chỉ dùng khi có các triệu chứng hô hấp (ho, hắt hơi, sổ mũi), nghi nhiễm bệnh COVID-19 với triệu chứng nhẹ hoặc khi đang chăm sóc người nghi nhiễm bệnh COVID-19. Người nghi nhiễm bệnh COVID-19 là người đã từng tới hoặc tiếp xúc gần với người đã từng tới vùng dịch ở Trung Quốc và có các triệu chứng hô hấp.

4. Nếu phải đeo khẩu trang thì loại nào là tốt nhất? 

đeo khẩu trang COVID-19

Nếu bạn không phải đối tượng nghi nhiễm đang chờ xét nghiệm hoặc người bị nhiễm bệnh COVID-19, hoặc không tiếp xúc gần với những người đó thì khẩu trang y tế 3 lớp là phù hợp nhất. 

5. Có phải đeo khẩu trang liên tục không? Đeo khẩu trang đúng cách như thế nào? 

COVID-19 khẩu trang đúng cách

Nếu đeo khẩu trang y tế, cần sử dụng và loại bỏ đúng cách để đảm bảo hiệu quả và giảm nguy cơ lây nhiễm do sử dụng và loại bỏ khẩu trang sai cách.

Sử dụng khẩu trang y tế đúng cách theo thực hành chăm sóc sức khỏe trong bệnh viện theo khuyến cáo của WHO:

  • Đặt khẩu trang cẩn thận để che miệng và mủi và đeo cẩn thận để giảm thiểu tối đa khoảng cách giữa mặt và khẩu trang;
  • Tránh chạm vào khẩu trang khi đang sử dụng;
  • Tháo bỏ khẩu trang đúng cách: không chạm vào mặt trước khẩu trang mà phải cầm vào dây đeo qua tai;
  • Sau khi tháo bỏ hoặc bất cứ khi nào vô tình chạm vào khẩu trang đã qua sử dụng, rửa tay ngay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây hoặc bằng nước rửa tay chứa cồn với nồng độ tối thiểu là 60%;
  • Ngay khi khẩu trang đang sử dụng trở nên ẩm/ướt, cần thay bằng khẩu trang mới, khô và sạch;
  • Không tái sử dụng khẩu trang dùng một lần;
  • Tháo bỏ khẩu trang dùng một lần sau mỗi lần sử dụng và bỏ vào thùng rác an toàn ngay sau khi tháo ra.
Scroll to Top