Sốt siêu vi có tắm được không?

Bệnh nhiễm siêu vi là một loại bệnh phổ biến ở nước ta. Mức độ bệnh nặng hay nhẹ phụ thuộc vào loại virus gây bệnh. Hiện tại đang là mùa mưa. Đây cũng là mùa cao điểm sốt siêu vi cũng như sốt xuất huyết. Có rất nhiều câu hỏi đặt ra, chẳng hạn như:

  • Sốt siêu vi có tắm được không?

Câu trả lời là bạn không nên tắm. Các triệu chứng của sốt siêu vi như sốt cao, mệt mỏi, đau đầu, gây khó chịu cho người mắc bệnh. Nguyên nhân cụ thể xin theo dõi bài viết sau đây.

1. Sốt siêu vi là gì?

Sốt siêu vi là tình trạng chỉ chung những trường hợp do các Virus khác nhau gây ra. Phần lớn sốt do nhiễm Virus siêu vi thường không nguy hiểm và sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp, nếu không được chữa kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong. Điều này càng cần lưu ý đặc biệt là đối với trẻ em.

sốt siêu vi

2. Các biểu hiện chính của sốt siêu vi:

Khi đã mắc bệnh sốt siêu vi người bệnh thường sẽ có những biểu hiện bệnh sau đây:

  • Sốt cao: Bệnh nhân thường sẽ sốt từ 38-39 độ, cũng có thể có trường hợp sốt tới 40-41 độ.
  • Đau đầu: Kèm với sốt cao là:
    • cảm giác đau đầu dữ dội,
    • đầu óc quay cuồng, chao đảo.
  • Chảy mủ tai: Người bị sốt siêu vi có thể sẽ thấy có mủ ở tai hoặc là có một loại chất nhầy trong tai, kèm cảm giác ngứa tai.
  • Viêm đường hô hấp: Viêm họng, tấy họng, sưng đỏ, ho, ngứa rát cổ họng, chảy nước mũi, sổ mũi, hắt hơi.

sốt siêu vi

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ Khám bệnh tại nhà của trung tâm Bác sĩ gia đình tại đây: Khám bệnh tại nhà.

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.


logo+tel 02


Gọi ngay để đăng kí

Một số các triệu chứng khác:

  • Viêm – đau mắt: Kết mạc mắt chuyển màu đỏ, xuất hiện nhiều gỉ mắt, mắt lờ đờ và chảy nước mắt.
  • Nôn mửa: Người bị bệnh có thể gây nôn mửa, thường là bị sau khi ăn. Nguyên nhân của tình trạng nôn là do bị viêm họng và do sự kích ứng của chất nhầy.
  • Phát ban: Sau khoảng từ 2 hoặc 3 ngày bắt đầu sốt, cơ thể người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện những dấu ban. Ban xuất hiện cũng là lúc người bệnh đã bước qua giai đoạn ủ bệnh và phát bệnh.
  • Đau người, nhức mỏi: Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức toàn thân và cơ bắp khó chịu. Trẻ em sẽ kêu đau nhiều hơn và quấy khóc.
  • Tiêu hóa rối loạn: Triệu chứng này thường sẽ xuất hiện sớm hoặc là muộn hơn khi bắt đầu sốt. Triệu chứng thường sẽ xuất hiện khi người bệnh sốt siêu vi đường tiêu hóa. Người bệnh lúc này sẽ bị tiêu chảy, đi ngoài lỏng nhưng không kèm theo máu hay chất nhầy.
  • Viêm hạch: Những vùng hạch ở trên cơ thể, đặc biệt là ở đầu, cổ và mặt sẽ dần sưng lên và gây đau đớn. Biểu hiện sưng hạch khá rõ ràng, người bệnh có thể nhìn và sờ thấy được hạch sưng.

3. Sốt siêu vi lây qua đường nào ?

Bởi vì bệnh được gây ra bởi các loại Virus. Nên thường lây lan rất nhanh, từ người này sang người khác. Nhiễm siêu vi lây mạnh qua đường hô hấp, tiêu hóa. Thông qua hoạt động giao tiếp thông thường, do đó cần cách ly bệnh nhân sốt siêu vi với trẻ nhỏ, bà bầu để hạn chế lây lan.

4. Điều trị sốt siêu vi như thế nào ?

  • Trước tiên chườm trán bằng khăn mát, lau khô mồ hôi, và để người bệnh nằm nơi thoáng mát.
  • Nếu nhiệt độ 38,5 độ C có thể dùng hạ sốt thông thường như :  Paracetamol 500mg 1viên/lần.
  • Người bị sốt siêu vi thường khỏi  bệnh sau 7 ngày. Tuy nhiên nếu không phát hiện và điều trị sớm rất dể biến chứng sang viêm phế quản phổi. Đây là biến chứng nặng thường gặp và hay bùng phát thành dịch với diển biến phức tạp và nguy hiểm.
  • Nên chăm sóc tốt bằng cách bổ sung vitamin, uống bù nước, ăn thức ăn lỏng dể tiêu nhiều chất dinh dưỡng đễ nhanh hồi phục sức khỏe.

sốt siêu vi

5. Các dấu hiệu nặng cần lưu ý

  • * Các dấu hiệu nặng cần lưu ý, đặc biệt cảnh giác với trẻ em, cần đưa đến một trung tâm y tế gần nhất để được theo dõi :
  • Sốt cao ≥39 độ C hay sốt liên tục trên 2 ngày.
  • Lừ đừ, bứt rứt, hay quấy khóc liên tục.
  • Lạnh tay chân khi trẻ đã hết sốt (thường vào ngày thứ 4, thứ 5 của bệnh).
  • Đau bụng.
  • Ói nhiều.
  • Chảy máu bất thường: Chảy máu mũi, đi cầu phân đen, ói ra máu.
  • Giật mình, chới với, hốt hoảng bất thường.
  • Run giật tay chân bất thường.

sốt siêu vi

6. Vậy thì sốt siêu vi có tắm được không?

Câu trả lời là bạn không nên tắm.

Các triệu chứng của sốt siêu vi như sốt cao, mệt mỏi, đau đầu, gây khó chịu cho người mắc bệnh.

Thông thường bệnh kéo dài từ 7 đến 10 ngày, trong thời gian này không vệ sinh thì sẽ rất khó chịu. Tuy nhiên thời điểm nhiễm bệnh, do hệ miễn dịch đang yếu.Chúng ta cần hạn chế các tác nhân mới nhiễm từ bên ngoài.

Cụ thể:

  • Bạn không nên tắm kể cả tắm nước nóng hay nước lạnh.
  • Chỉ nên sử dụng khăn mặt thấm nước ấm rồi lau người cho sạch sẽ. 
  • Lau người hàng ngày giúp lỗ chân lông thông thoáng, nhanh khỏi bệnh hơn. 
  • Đặc biệt, trong thời gian còn sốt cao, bạn tuyệt đối không được tắm và hạn chế lau người một cách tối đa. Vì cơ thể có thể bị nhiễm lạnh dẫn tới tai biến, đột quỵ.

Tóm lại, trong tình trạng bệnh chưa khỏi, bạn nên hạn chế tiếp xúc với nước. Đặc biệt là nước lạnh, để cơ thế được hồi phục nhanh chóng.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ truyền dịch (truyền nước biển) tại nhà của trung tâm Bác sĩ gia đình tại đây: Truyền dịch tại nhà.

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.


logo+tel 02


Gọi ngay để đăng kí

7. Sốt siêu vi nên bổ sung gì?

Bạn cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch bằng chế độ ăn hợp lý. Dưới đây có một vài cách để giúp chúng ta có thể giảm thời gian mắc bệnh và không để bệnh trở nặng :

sốt siêu vi

Vitamin C

Vitamin C là một thành phần chủ yếu trong hệ miễn dịch của bạn. Vitamin C sẽ giúp rút ngắn thời gian mắc bệnh của bạn xuống khoảng 8 -14%, tương đương một đến hai ngày. Trẻ em nên bổ sung 2g vitamin C một ngày và hàm lượng vitamin C thích hợp cho người lớn là 6g.

Uống nhiều nước

Khi bạn bị bệnh, bạn chẳng muốn ăn bất cứ thứ gì thì bạn đừng lo lắng và ép mình ăn. Điều quan trọng nhất bạn nên cần làm lúc này là uống nhiều nước. Uống càng nhiều nước càng tốt và cố gắng cho thêm một lát mỏng chanh hay cam sẽ giúp cho cơ thể bạn cảm thấy đỡ mệt mỏi hơn. Tránh những thức uống chứa cafein như: cà phê, trà và soda.

Leave a Comment

Scroll to Top