Bệnh sốt xuất huyết thường kéo dài từ 7-10 ngày. Tuy nhiên, 1-3 ngày đầu toàn trạng bệnh nhân khá ổn, không nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh diễn biến tự khỏi, các thuốc sử dụng cho bệnh nhân sốt xuất huyết chủ yếu để điều trị triệu chứng như hạ sốt, bù nước và điện giải, chống chảy máu, chống suy tuần hoàn.
1. Tổng quan về sốt xuất huyết:
Sốt xuất huyết do vi-rút là bệnh truyền nhiễm, trong đó hoạt động đông máu bị đình trệ. Sốt xuất huyết còn làm tổn thương thành của mạch máu nhỏ, khiến máu bị rò rỉ ra ngoài. Tình trạng xuất huyết nội (máu bị rò rỉ ra ngoài lòng mạch nhưng không chảy ra các đường tiêu hóa, mũi họng…) có thể đưa đến nhiều biến chứng, từ không ảnh hưởng nhiều đến đe dọa tính mạng.
Một số bệnh sốt xuất huyết do vi-rút điển hình như: Sốt xuất huyết Dengue, Ebola, Sốt vàng da…
Bệnh thường xảy ra nhất ở các vùng nhiệt đới trên thế giới. Đặc biệt ở các nước đang phát triển, điều kiện vệ sinh sinh hoạt còn kém. Ở Việt Nam, sốt xuất huyết chủ yếu do vi-rút Dengue gây ra. Được lây truyền qua muỗi, chủ yếu là muỗi vằn. Bệnh có khả năng bùng phát thành dịch, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Hiện nước ta đang ở thời điểm mùa mưa, bệnh sốt xuất huyết dễ bùng phát mạnh và lây lan nhanh.
Sốt xuất huyết do vi-rút lây lan khi tiếp xúc với động vật, người hoặc côn trùng bị nhiễm vi-rút. Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh sốt xuất huyết do siêu vi, và vắc-xin phòng ngừa chỉ có một vài loại. Vì vậy, phòng bệnh vẫn là mục tiêu hàng đầu.
2. Các triệu chứng:
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết do vi-rút khác nhau tùy theo loại tác nhân và bệnh. Nhìn chung, các triệu chứng ban đầu bao gồm:
- Sốt caođột ngột 39 – 40 độ C, kéo dài 2 – 7 ngày, khó hạ sốt
- Mệt mỏi
- Chóng mặt
- Đau cơ, xương hoặc khớp
- Yếu mệt
Một số trường hợp có thể gây xuất huyết, nhưng bệnh nhân hiếm khi chết do mất máu. Xuất huyết có thể xảy ra:
- Chấm xuất huyết ngoài da
- Chảy máu cam
- Chảy máu chân rang
- Nôn ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng).
Các dấu hiệu cảnh báo bệnh sốt xuất huyết trở nặng người bệnh cần lưu ý:
- Tự nhiên bồn chồn, kích thích vật vã hoặc li bì.
- Nôn tăng.
- Tự dưng kêu đau bụng hoặc tăng cảm giác đau.
- Tiểu ít số lần đi ít hơn, số lượng giảm hơn.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ Khám bệnh tại nhà của trung tâm Bác sĩ gia đình tại đây: Khám bệnh tại nhà.
Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.
3. Nguyên nhân:
Các loại vi-rút gây bệnh sốt xuất huyết do vi-rút sống tự nhiên ở nhiều loại ký chủ như thú nuôi và côn trùng – phổ biến nhất là muỗi, bọ ve, động vật gặm nhấm hoặc dơi.
Mỗi ký chủ này thường sống trong một khu vực địa lý cụ thể. Do đó, mỗi bệnh cụ thể thường chỉ xảy ra ở khu vực ký chủ của vi-rút đó sinh sống. Một số bệnh sốt xuất huyết do vi-rút có thể lây truyền từ người này sang người khác. Và có thể lây lan nếu người bị nhiễm đi từ vùng này sang vùng khác.
Ở nước ta, sốt xuất huyết phần lớn do vi-rút Dengue, lây truyền chủ yếu qua muỗi vằn.
4. Cách lây truyền:
Cách thức lây truyền khác nhau tùy theo từng loại vi-rút cụ thể. Một số bệnh sốt xuất huyết do siêu vi khuẩn lây truyền do muỗi hoặc bọ ve cắn. Một số loại lây truyền thông qua tiếp xúc với máu của người bị nhiễm bệnh. Một vài loại có thể lây lan bằng cách hít phải phân chuột hoặc nước tiểu bị nhiễm bệnh.
Nếu bạn đi đến một khu vực mà bệnh sốt xuất huyết đang phổ biến, bạn có thể bị nhiễm bệnh ở đó và triệu chứng xuất hiện sau khi bạn trở về nhà. Thời gian từ lúc nhiễm bệnh đến lúc xuất hiện triệu chứng gọi là thời gian ủ bệnh. Thời gian ủ bệnh có thể mất từ 2 đến 7 ngày.
Cụ thể với trường hợp sốt xuất huyết do vi-rút Dengue, lây truyền qua muỗi. Muỗi đốt người bệnh, hút phải máu có vi-rút, sau đó vi-rút nhân lên trong cơ thể muỗi. Sốt xuất huyết có 2 khả năng lây truyền tiếp: Vi-rút ra tuyến nước bọt của muỗi. Khi đốt người khác, chúng truyền vi-rút cho người khác. Ngoài ra, vi-rúy truyền sang trứng muỗi. Khi muỗi đẻ trứng nở thành lăng quăng. lột xác thành muỗi thế hệ con. Lúc này, muỗi đi đốt người, truyền vi-rút cho người khác.
5. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
Sống trong hoặc đi du lịch đến khu vực có bệnh sốt xuất đang thịnh hành sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm bệnh. Một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ nhiều hơn, bao gồm:
- Tiếp xúc với người bệnh
- Giết mổ động vật bị nhiễm bệnh
- Dùng chung kim tiêm để tiêm thuốc đường tĩnh mạch
Quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp ăn toàn.
6. Cách phòng ngừa:
Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng (bọ gậy) và phòng chống muỗi đốt.
Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng (bọ gậy) bằng cách:
- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
- Thả cá hoặc mê-zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại…) để diệt lăng quăng,bọ gậy.
- Lau rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.
- Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp, vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
- Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn, tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa.
Phòng chống muỗi đốt:
- Mặc quần áo dài tay.
- Ngủ trong mùng kể cả ban ngày.
- Dùng bình xịt diệt muỗi, nhang muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi…
- Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
• Cho người bệnh sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.