KHI BẠN BỊ SUY NHƯỢC CƠ THỂ NÊN ĂN GÌ ?

Với nhịp sống ngày càng hối hả của xã hội hiện đại, những thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học cùng với tâm lý căng thẳng, mệt mỏi kéo dài khiến nhiều người gặp phải chứng “suy nhược cơ thể”. Thế thì người mắc suy nhược cơ thể nên ăn gì để nâng cao sức khỏe và có thể làm việc, hoạt động một cách hiệu quả nhất. Giải đáp cụ thể xin theo dõi bài viết sau.

1. Suy nhược cơ thể là gì ?

Hội chứng suy nhược cơ thể (tên tiếng anh là Chronic fatigue syndrome) là tình trạng rối loạn phức tạp đặc trưng bởi bởi tình trạng mệt mỏi mãn tính kéo dài hơn 6 tháng mà không thể giải thích bởi bất kì tình trạng bệnh lí y khoa nền có sẵn nào và kèm theo những khó khăn về nhận thức.

Mệt mỏi có thể trở nên tồi tệ với các hoạt động thể chất hay hoạt động tâm thần. Nhưng nó không cải thiện khi bạn nghỉ ngơi.

Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải suy nhược cơ thể. Nhưng phổ biến hơn ở phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy, người căng thẳng tâm lý kéo dài…

Có 2 loại :

  • Suy nhược thực thể: Xảy ra sau những bệnh lý nhiễm khuẩn như cúm, viêm phế quản, viêm gan hay nhiễm khuẩn đường ruột, sau phẫu thuật hoặc do thiếu máu, huyết áp thấp kéo dài không được điều trị…
  • Suy nhược chức năng: Như suy nhược thần kinh, trầm cảm do căng thẳng, stress, kiệt sức, lao lực.  Thường gặp ở người lao động trí óc, dân văn phòng, học sinh..

suy nhược cơ thể

Các bạn có thể muốn tìm hiểu thêm:

6 điều nên biết về suy nhược cơ thể

2. Một vài biểu hiện của suy nhược cơ thể:

  • Rối loạn lo âuvới cảm giác bồn chồn, khó chịu, lo lắng, dễ nóng nảy, bực tức.
  • Ăn uống không ngon miệngCảm giác chán ăn, đầy hơi, buồn nôn và sụt cân nhanh.
  • Suy giảm trí nhớ ngắn hạnLơ đễnh, hay quên, việc vừa mới làm những cũng không nhớ.
  • Khó có thể tập trung để làm bất cứ một công việc gì.
  • Khó ngủ, ngủ không sâu giấcKhó để đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, giấc ngủ chập chờn, không ngon.
  • Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai :Nặng đầu, đau nhức đầu, cảm giác như có tiếng ù ù bên tai, hay bị hoa mắt chóng mặt, nhất là khi thay đổi tư thế  đột ngột.
  • Dễ bị kiệt sức, mệt mỏi ngay cả khi làm các công việc nhẹ nhàng.
  • Một số dấu hiệu khác: đau ở họng nhưng không có biểu hiện của viêm, sưng hạch ở cổ hoặc nách, đau cơ, đau các khớp xương không rõ nguyên nhân, hay bị chuột rút.

đau đầu, hoa mắt

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ Khám bệnh tại nhà của trung tâm Bác sĩ gia đình tại đây: Khám bệnh tại nhà.

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.


logo+tel 02


Gọi ngay để đăng kí

3. Nguyên nhân gây suy nhược cơ thể:

Các nhà khoa học không biết chính xác điều gì gây ra hội chứng suy nhược cơ thể. Nó có thể là sự kết hợp của nhiều yếu tố góp phần làm ảnh hưởng tới người bệnh. 

Một số yếu tố đã được nghiên cứu bao gồm :

  • Nhiễm trùng: Bởi vì một số người có hội chứng suy nhược cơ thể sau khi bị nhiễm trùng, các nhà nghiên cứu đặt câu hỏi liệu một số loại siêu vi có thể khởi phát rối loạn này hay không.
  • Các siêu vi nghi ngờ gồm có: siêu vi Epstein-Bar, siêu vi herpes 6 ở người và siêu vi bạch cầu ở chuột. Chưa có kết luận cuối cùng nào được tìm thấy.
  • Các vấn đề về hệ thống miễn dịch: Hệ thống miễn dịch của những người có hội chứng suy nhược cơ thể dường như thể hiện một ít suy yếu. Nhưng vẫn chưa rõ sự suy yếu này có đủ để thực sự gây ra rối loạn của bệnh.
  • Mất cân bằng các hormones trong cơ thể: Những người có hội chứng suy nhược cơ thể cũng đôi khi có biểu hiện bất thường mức độ hormones trong máu được sản xuất ở vùng hạ đồi, tuyến yên và tuyến tượng thận. Nhưng tầm quan trọng của những bất thường này vẫn chưa được làm rõ.

4. Một vài cách để cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể:

Việc điều trị suy nhược cơ thể không khó. Tuy nhiên do tâm lý chủ quan nên hiệu quả đạt được thường không cao. Tùy vào thể suy nhược mà có phương pháp điều trị thích hợp.

* Người bị suy nhược cơ thể cần thay đổi thói quen sinh hoạt :

  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo cân bằng và đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết là chất đạm, béo, tinh bột và vitamin.
  • Tăng cường các loại thực phẩm bổ dưỡng như thịt nạc, sữa, trứng, gan lợn, rau cải bó xôi, súp lơ xanh, đậu tương, bí đỏ, mật ong…
  • Các món ăn nên được chế biến loãng để dễ ăn, dễ hấp thu và tiêu hóa.
  • Hạn chế cách ăn uống theo sở thích và nên ăn theo thời gian biểu nhất định.
  • Hạn chế bia, rượu, thuốc lá và các chất kích thích khách
  • Ngủ đủ giấc (ít nhất 7 tiếng/ngày), dành nhiều thời gian đi bộ, đi bơi, dã ngoại, tập luyện các bài thể dục nhẹ nhàng, thư giãn tinh thần.

cải thiện suy nhược cơ thể

5. Vậy thì suy nhược cơ thể nên ăn gì ?

Để có thể cung cấp đủ năng lượng cho học tập làm việc hiệu quả, đồng thời cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể ở bệnh nhân, xây dựng một chế độ ăn hấp dẫn và hợp lý là hết sức quan trọng. Bạn có thể tự lên danh sách các loại thực phẩm hằng ngày cho mình nhưng vẫn nên tuân thủ một số lưu ý quan trọng trong chọn thực phẩm dưới đây :

  • Bữa ăn cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đặc biết nên chọn các loại thực phẩm giàu protein cung cấp nhiều năng lượng thay vì các loại thực phẩm giàu tinh bột khiến bạn buồn ngủ nhiều hơn.
  • Tránh các loại đường hóa học, các loại bánh kẹo và nước ngọt.
  • Hạn chế các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên rán, chế biến sẵn…
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích : cafe, thuốc lá, rượu bia….
  • Tăng cường chất xơ bằng cách ăn nhiều trái cây, rau quả và một số loại ngũ cốc nguyên hạt.
  • Bổ sung vitamin C để duy trì năng lượng bằng các loại trái cây họ cam quýt, quả ớt, quả kiwi và dâu tây.
  • Sử dụng các thực phẩm giàu B12 như thịt, cá trứng, nấm giúp chống mệt mỏi.

thực phẩm có thể ăn khi suy nhược cơ thể

Tham khảo

https://emedicine.medscape.com/article/235980-overview

https://www.healthline.com/symptom/asthenia

Leave a Comment

Scroll to Top