TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT

Tăng đường huyết là thuật ngữ dùng để chỉ lượng đường trong máu cao. Đường trong máu cao xảy ra khi cơ thể có ít insulin hoặc cơ thể không thể sử dụng insulin

[toc]

NGUYÊN NHÂN

Có rất nhiều nguyên nhân gây tăng đường huyết:

  • Nếu bạn mắc đái tháo đường tuýp 1, bạn không thể có đủ lượng insulin cho bản thân mình.
  • Nếu bạn mắc đái tháo đường tuýp 2, cơ thể bạn có đủ lượng insulin nhưng nó không có tác dụng.
  • Bạn ăn nhiều hơn dự định hoặc tập thể dục ít hơn dự định
  • Bạn mắc phải một stress từ bệnh tật, như cảm hay cúm
  • Bạn có các stress khác như xung đột gia đình hay ở trường hay cuộc hẹn hò bị trục trặc

 

TRIỆU CHỨNG

Triệu chứng của tăng đường huyết gồm:

  • Đường huyết trong máu cao
  • Tăng mức đường trong nước tiểu
  • Tiểu nhiều hơn
  • Khát nhiều hơn

Một phần của kiểm soát đái tháo đường là kiểm tra đường huyết thường xuyên. Hỏi ý kiến bác sĩ bao lâu bạn nên kiểm tra và bạn nên duy trì mức đường huyết nào. Kiểm tra máu và sau đó điều trị tăng đường huyết sớm, điều này giúp bạn trách những vấn đề liên quan đến tăng đường huyết.

ĐIỀU TRỊ TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT

Bạn có thể hạ thấp mức đường huyết bằng cách tập thể dục. Tuy nhiên, nếu đường huyết của bạn cao trên 240mg/dl, bạn nên kiểm tra lượng ketones trong nước tiểu. Nếu bạn có ketones, đừng hoạt động thể lực.

Tập thể dục khi có ketones trong nước tiểu sẽ làm mức đường huyết của bạn tăng cao hơn nữa. Bạn nên trao đổi với bác sĩ để tìm ra cách an toàn nhất nhằm giảm đường huyết của bạn.

Hạ chế lượng thực phẩm ăn vào cũng có thể hữu ích. Trao đổi với bác sĩ dinh dưỡng để thiết lập nên kế hoạch ăn uống dành cho bạn. Nếu tập thể dục và thay đổi thói quen ăn uống không hiệu quả, bác sĩ có thể thay đổi lượng thuốc hoặc insulin hoặc thời điểm khi bạn sử dụng thuốc.

ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA NẾU KHÔNG ĐIỀU TRỊ?

Tăng đường huyết có thể là một vấn đề nghiêm trọng nếu bạn không điều trị nó, vậy nên điều quan trọng là phải điều trị càng sớm càng tốt sau khi phát hiện ra tăng đường huyết. Nếu điều trị thất bại, một tình huống có thể xảy ra gọi là nhiễm toan ketones (hôn mê đái tháo đường) có thể xảy ra. Nhiễm toan ketones hình thành khi cơ thể bạn không đủ lượng insulin. Không có insulin, cơ thể không thể sử dụng đường làm năng lượng, nên cơ thể sẽ phân hủy mỡ để sử dụng làm năng lượng.

Khi cơ thể phân hủy mỡ, chất thải gọi là ketones được sản sinh ra. Cơ thể không thể loại bỏ hết một lượng lớn ketones, và cố gắng loại bỏ chúng thông qua nước tiểu. Không may thay, cơ thể không thể loại bỏ hết tất cả ketones được và chúng sẽ tích tụ trong máu, điều này dẫn đến nhiễm toan ketones.

Nhiễm toan ketones là tình trạng đe dọa tính mạng và cần được điều trị ngay lập tức. Triệu chứng bao gồm:

  • Khó thở
  • Hơi thở có mùi trái cây
  • Buồn nôn và nôn ói
  • Khô miệng

Hỏi ý kiến bác sĩ về cách để giải quyết tình trạng này.

THẺ THÔNG TIN Y TẾ

Rất nhiều người với đái tháo đường, đặc biệt những người sử dụng insulin, nên có một thẻ thông tin y tế luôn ở bên họ.

Trong một đợt hạ đường huyết nặng, xảy ra một vụ tai nạn xe cộ, hoặc một tình huống cấp cứu nào đó, thẻ thông tin y tế có thể cung cấp thông tin quan trọng về tiền sử y khoa của người đó như là: thông tin về đái tháo đường của họ, họ có sử dụng insulin hay không, có bị dị ứng hay không, … Nhân viên cấp cứu y tế được huấn luyện nhằm tra cứu thẻ thông tin y tế khi họ đang chăm sóc cho một bệnh nhân không thể nói chuyện được với họ.

PHÒNG NGỪA

Cách tốt nhất để phòng ngừa tăng đường huyết là thực hành kiểm soát bệnh tiểu đường tốt và học cách phát hiện ra tăng đường huyết sẽ giúp bạn điều trị sớm – trước khi cơ thể bạn bắt đầu cảm thấy tệ hơn.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.


Leave a Comment

Scroll to Top